Quy định của Luật ngân sách về các đơn vị dự toán ngân sách cấp I, II, III. . Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách cấp I, II, III?
Trong cuộc sống hàng ngày khi đi mua bán nhà đất, hay mua xe chúng ta đều nộp một khoản tiền thuế hay lệ phí vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngân sách nhà nước là gì? các đơn vị dự toán ngân sách có mấy cấp? do cơ quan nào quyết định? Trong phạm vi bài viết này của chúng tôi sẽ nêu rõ để mọi người có thể nắm được các quy định chung của ngân sách nhà nước theo quy định của
Mục lục bài viết
1. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước
+ Hiện nay, để được lập dự toán ngân sách nhà nước chủ yếu là nhằm phục vụ cho việc bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác đối ngoại, thực hiện công tác bình đẳng giới và thực hiện các nhiệm vụ để phát trển nền kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Các cơ quan, tổ chức ở các bộ từ trung ương đến địa phương, các quan của chính phủ và các cơ quan ngang bộ thực hiện theo các nhiệm vụ cụ thể để lập dự toán ngân sách nhà nước.
+ Các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền phải phân bổ phải có định mức thu chi ngân sách nhà nước, có các chế độ, tiêu chuẩn khi lập dự toán ngân sách, thực hiện tốt các quy định của
+ Các cơ quan của nhà nước thực hiện lập dự toán ngân sách theo tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu chi của nhà nước và các mức bổ sung nhằm cân đối nguồn ngân sách cấp trên giao cho ngân sách cấp dưới để phân cấp các nguồn thu và chi của ngân sách nhà nước.
+ Các văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương nhằm hướng dẫn việc thực hiện, xây dựng các kế hoạch để phát triển trên các lĩnh vực như kinh tế- xã hội và tiến hành lập dự toán cho ngân sách nhà nước cho năm sau.
+ Khi lập các dự toán cho ngân sách thì đối với các kế hoạch tài chính thì sẽ thực hiện năm năm theo quy định. Còn đối với các kế hoạch tài chính ngân sách của nhà nước thì thực hiện trong thời gian ba năm các kế hoạch đầu tư trung hạn của các nguồn ngân sách của nhà nước.
+ Các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ lập ngân sách nhà nước sẽ căn cứ vào quá trình thực hiện mức ngân sách của năm trước.
+ Ngoài ra, các cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào sổ kiểm tra dự toán để
2. Quy định của Luật ngân sách về các đơn vị dự toán ngân sách cấp I, II, III
Theo quy định của
Ngân sách nhà nước được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước và nó là một bộ phận cơ bản không thể thiếu trong việc cấu thành của hệ thống ngân sách nhà nước.
Đơn vị dự toán ngân sách là một trong những cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao, được nhà nước giao kinh phí từ nguồn ngân sách của các cấp nhằm mục đích thực hiện các chức năng nhiệm vụ đó, hay được nhà nước thừa nhận để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được nhà nước giao. Các đơn vị dự toán được các cấp ngân sách của mình phân bổ giao dự toán để quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thông thường các đơn vị dự toán cấp I là các đơn vị dự toán ngân sách được ủy ban nhân dân các cấp giao dự toán ngân sách hoặc đơn vị ngân sách cấp I này được Thủ tướng chính phủ giao theo quy định.
Đơn vị dự toán cấp là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng chính phủ hoặc ủy nhân dân giao để thực hiện chức năng nhiệm vụ để phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc để thực hiện công tác kế toán và chịu t.rách nhiệm trước pháp luật, trước nhà nước về việc quyết toán các khoản thu chi ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán của cấp dưới trực thuộc theo quy định
+ Có thể hiểu đơn vị dự toán ngân sách nhà nước cấp II là đơn vị cấp dưới của đơn vị ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán cấp I và được đơn vị này giao dự toán để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và đơn vị dự toán cấp 2 thực hiện việc phân bổ dự toán cho các đơn vị cấp dưới nếu đơn vị cấp 1 ủy quyền cho đơn vị cấp 2 giao cho cấp 3 và đơn vị dự toán cấp 2 tổ chức thực hiện công tác quyết toán và kế toán của cấp dưới và của đơn vị cấp 2 theo quy định của pháp luật.
+ Đơn vị cấp III là đơn vị cấp dưới của đơn vị cấp II được các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước các cấp I, cấp II giao dự toán ngân sách và trực tiếp sử dụng ngân sách để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện về các công tác kế toán theo quy định và quyết toán các khoản thu chi của đơn vị mình và các đơn vị phụ thuộc nếu có theo quy định của pháp luật về ngân sách.
Việc thực hiện phân bố, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới và cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc được thủ tướng chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp 1 theo đúng trình tự, thủ tục và thời của Luật ngân sách nhà nước theo quy định.
Tùy từng lĩnh vực cụ thể thì các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách một cách hợp lý và chi tiết theo các nhiệm vụ, các quyền hạn theo chức năng, nhiệm vụ thu chi. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ thì phải chi tiết theo từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực sản phẩm. dịch vụ các nhiệm vụ chi thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới được cấp trên ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, phân bố và giao dự toán ngân sách thì phải chi tiết theo từng nhiệm vụ cụ thể được ủy quyền theo quy định.
Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thu chi đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện việc phân bổ nhiệm vụ của các dự toán ngân sách được giao không đúng chính sách chế độ thì phải thực hiện việc điều chỉnh lại theo đúng tổng mức và chi tiết theo từng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Do theo quy định của
Việc phân cấp các đơn vị dự toán ngân sách sẽ giúp cho các cơ quan quản nhà nước giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thu chi của ngân sách nhà nước và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm gây lãng phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.