Sách giáo khoa là một trong những học liệu, tài liệu quan trong được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh. Việc lựa chọn sách giáo khoa trong bất kỳ cấp học nào bao gồm cả bậc trung học phổ thông đều được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Vậy quy định về lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông:
Căn cứ theo quy định Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
(1) Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Thực hiện lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp sẽ lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Trong đó bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).
- Đối với việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
(2) Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục
Thứ nhất, hội đồng sẽ lập xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Thứ hai, tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
+ Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí về việc lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
+ Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục trong đó bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường tham gia về việc lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
+ Chậm nhất 20 ngày trước ngày phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tiến hành tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
+ Tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ tiến hành tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Đối với trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn sẽ tiến hành lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
- Sách giáo khoa sẽ được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Đối với trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn sẽ phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.
- Trong trường hợp cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu xác định có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
- Các cuộc họp của tổ chuyên môn sẽ được lập thành biên bản, đồng thời ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
+ Tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ có trách nhiệm tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Thứ ba, hội đồng sẽ tiến hành họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều này; và tiến hành tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Thứ tư, hội đồng sẽ có trách nhiệm đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này.
Thứ năm, cơ sở giáo dục sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:
- Quyết định về việc thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;
- Biên bản về cuộc họp Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Danh mục các sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa:
- Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa làm việc dựa theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch.
- Mỗi cuộc họp của Hội đồng sẽ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
- Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng sẽ được lập thành biên bản, trong biên bản đó thể hiện đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản sẽ phải có chữ ký của tất cả thành viên của Hội đồng tham dự.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa:
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các thành viên trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa được quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa:
- Chủ tịch Hội đồng sẽ là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các hoạt động của Hội đồng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng sẽ có trách nhiệm phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng được tiến hành xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
Và thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định cụ thể gồm:
+ Nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các sách giáo khoa và tài liệu liên quan do Hội đồng cung cấp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;
+ Có văn bản để nhận xét, đánh giá và lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa;
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
– Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
THAM KHẢO THÊM: