Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Xây dựng » Quy định về lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất

Luật Xây dựng

Quy định về lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất

  • 08/01/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    08/01/2023
    Luật Xây dựng
    0

    Sau khi thực hiện dự án xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tiến hành quy trình bảo trì nếu xảy ra những vấn đề thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất. Chính phủ ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về vấn đề bảo trì công trình xây dựng, trong đó quy định về lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng. Cụ thể là:

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Quy định về lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất: 
    • 2 2. Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất:
    • 3 3. Nội dung của quy trình bảo trì công trình xây dựng: 
    • 4 4. Bảo trì công trình xây dựng mất chi phí như thế nào? 

    1. Quy định về lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất: 

    Bảo trì công trình theo quy định tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được hiểu là tổng hợp các công việc với mục đích để bảo đảm và duy trì sự làm việc an toàn, bình thường của công trình theo đúng quy trình thiết kế trong quá trình khai thác và sử dụng. 

    Bảo trì công trình xây dựng gồm một số nội dung công việc sau: kiểm tra, kiểm định chất lượng, quan trắc, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

    Về kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm được chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tiến hành lập dựa trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình. 

    Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng gồm những nội dung chính sau: 

    – Tên công việc thực hiện;

    – Thời gian thực hiện;

    – Phương thức thực hiện;

    – Chi phí thực hiện. 

    Trong quá trình thực hiện, kế hoạch bảo trì vẫn có thể được điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung. Quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình. 

    2. Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất:

    BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NĂM….

    (Ban hành kèm theo … ngày … tháng … năm …của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

    TT

    Hạng mục công việc

    Đơn vị

    Khối lượng

    Kinh phí (1.000đ)

    Thời gian thực hiện

    Mức độ ưu tiên

    Phương thức thực hiện

    Ghi chú

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    I

    Theo dõi quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

                 

    1.1

    Cập nhật số lượng, chủng loại, quy mô, tính năng kỹ thuật, giá trị các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng hàng năm và tình hình bảo trì qua các năm

                 

    1.2

    Kiểm định đánh giá hiện trạng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng theo chu kỳ khai thác sử dụng (khảo sát đăng ký, áp cấp kỹ thuật…)

                 

    1.3

    Thu thập tài liệu phục vụ bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông

                 

    1.4

    Phối hợp với các cơ quan liên quan về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

                 

    …

    …………………….

                 

    …

                   

    …

                   

    II

    Bảo dưỡng thường xuyên

                 

    2.1

    Quản lý và bảo trì thường xuyên đường thủy nội địa

                 

    –

    Tuyến ĐTNĐ sông Hồng

                 

    –

    Tuyến ĐTNĐ sông Lô

                 

    –

    Tuyến ĐTNĐ sông Hậu

                 
     

    …………………….

                 
                     

    …

    …

                 

    2.2

    Điều tiết, hướng dẫn giao thông

                 

    –

    Khu vực cầu …hoặc … km… sông…

    vị trí

               

    –

    Khu vực âu thuyền … km… sông…

                 
     

    Khu vực bãi cạn… km… sông…

                 

    2.3

    Các nhiệm vụ khác

                 
                     

    III

    Sửa chữa định kỳ

                 

    3.1

    Báo hiệu

                 
     

    …

    cái

               

    3.2

    Nạo vét đảm bảo giao thông

                 

    –

    Bãi, đoạn cạn ….sông….

    m3

               
     

    …

                 

    3.3

    Khảo sát luồng định kỳ

                 

    –

    Tuyến ĐTNĐ….

    km

               
     

    …

                 

    3.4

    Nhà trạm, công trình kiến trúc

                 
     

    Trạm QLĐT…

    trạm

               
     

    …

                 

    3.5

    Công trình chỉnh trị giao thông

                 

    –

    Kè H1 km… sông…

    kè

               

    –

    Âu tầu, km… sông…

    cái

               
     

    …

                 

    3.6

    Trang, thiết bị quản lý

                 

    –

    Tàu kiểm tra…

                 

    –

    Máy đo sâu hồi âm…

                 
     

    Máy định vị GPS…

                 
     

    …

                 

    IV

    Sửa chữa đột xuất

                 

    4.1

    Khắc phục lũ bão

                 

    –

    Hạng mục cụ thể

                 

    4.2

    Thay thế báo hiệu

                 
     

    …

                 

    V

    Các nhiệm vụ khác

                 
     

    …

                 
     

    Tổng cộng:

             


     

    3. Nội dung của quy trình bảo trì công trình xây dựng: 

    Tiến hành tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt và chấp thuận. Trong đó: 

    Thứ nhất, tiến hành kiểm tra: 

    Kiểm tra công trình thường xuyên, theo định kỳ hoặc đột xuất với mục đích là nhằm phát hiện kịp thời tình trạng của công trình có xuống cấp hay hư hỏng gì hay không; các thiết bị lắp đặt vào công trình để từ đó có hướng bảo dưỡng cho công trình. 

    Thứ hai, tiến hành bảo dưỡng: 

    Việc bảo dưỡng công trình được thực hiện dựa trên kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng đã được phê duyệt. 

    Thứ ba, tiến hành sửa chữa công trình: 

    – Sửa chữa định kỳ: sửa chữa những hư hỏng, thay thế những bộ phận công trình, các thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo một quy trình bảo trì. 

    – Sửa chữa đột xuất: nếu công trình chịu sự tác động, ảnh hưởng từ thiên tai như gió,bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác làm công trình cùng các bộ phận hư hỏng hoặc trường hợp các thiết bị công trình có dấu hiệu xuống cấp và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn khi sửa dụng, vận hành, khai thác công trình.

    Thứ tư, tiến hành kiểm định chất lượng công trình: 

    – Kiểm định theo định kỳ dựa trên quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt. 

    – Trường hợp phát hiện công trình hay các bộ phận công trình có dấu hiệu hư hỏng; dấu hiệu nguy hiểm không bảo đảm cho việc khai thác, sử dụng. 

    – Trường hợp có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình nhằm phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì. 

    – Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    – Đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình khi có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình. 

    Thứ năm, quan trắc công trình nhằm phục vụ các công tác bảo trì: 

    – Đối với các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa. 

    – Các công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình.

    – Có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng. 

    4. Bảo trì công trình xây dựng mất chi phí như thế nào? 

    Chi phí bảo trì công trình xây dựng là tất cả các chi phí cần thiết được xác định dựa theo yêu cầu của các công việc thực hiện dựa trên quy trình bảo trì cũng như kế hoạch bảo trì xây dựng. 

    Các chi phí bảo trì công trình gồm: 

    – Chi phí cho việc bảo trì định kì hàng năm bao gồm chi phí cho việc lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.

    – Chi phí cho việc sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất bao gồm: chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình. 

    – Chi phí tư vấn phụ vụ bảo trì công trình xây dựng bao gồm: chi phí cho việc lập, thẩm tra hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì; đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu. 

    – Các khoản chi phí khác, ví dụ như bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác; kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán. 

    – Trường hợp công trình hay thiết bị công trình sửa chữa chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên: chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa như: khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành; tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế. 

    – Trường hợp công trình hay thiết bị công trình sửa chữa chi phí từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên: chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

    Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

    Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo trì công trình xây dựng


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng để làm gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng? Hướng dẫn viết mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng? Một số quy định về bảo trì công trình xây dựng?

    Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng?

    Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì công trình xây dựng tại Việt Nam? Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng?

    Nguồn kinh phí và chi phí bảo trì công trình xây dựng

    Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc.

    Vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng

    Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 17 Nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau.

    Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp

    Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế? Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ