Quy định về kinh phí hỗ trợ phòng chống, khắc phục hạn hán. Nguồn kinh phí hỗ trợ hạn hán được lấy từ đâu và sử dụng thế nào?
Quy định về kinh phí hỗ trợ phòng chống, khắc phục hạn hán. Nguồn kinh phí hỗ trợ hạn hán được lấy từ đâu và sử dụng thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho hỏi, các quy định của Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp nói riêng và các quy định của nhà nước nói chung có ban hành những văn bản nào quy định về việc sử dụng nguồn kinh phí phòng chống và khắc phục hạn hán vụ Đông – Xuân hay vụ Hè – Thu không??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước hết, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 60/2003/NĐ-CP thì chi ngân sách nhà nước gồm:
– Chi tích lũy: Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
– Chi tiêu dùng: Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lại (chi bảo đảm xã hội), bao gồm: giáo dục, y tế, công tác dân số, an ninh quốc phòng, các khoản chi khác…
Theo đó, kinh phí dùng để phòng, chống và khắc phục thiên tai (hạn hán, lũ lụt…) được trích ra từ ngân sách nhà nước và nằm trong phần chi tiêu dùng.
Thứ hai, theo quy định tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 19/5/2015, Thủ tướng chính phủ quyết định hỗ trợ 492,5 tỷ đồng cho 36 địa phương để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2014 – 2015. Đồng thời, khoản 1 Điều 1 Quyết định này quy định kinh phí hỗ trợ được lấy từ nguồn sự phòng ngân sách trung ương năm 2015. Ủy ban nhân dân các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên để đảm bảo thực hiện hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 677/QĐ-TTg quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Bộ tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sử dụng kinh phí được hỗ trợ hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đó, dựa vào quyết định của Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định và Công văn về các phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn…) phù hợp với tình hình tại địa phương mình. Chẳng hạn như Quyết định 5208/QĐ-UBND ngày 16/10/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố; Quyết định 1006/QĐ-UBND ngày 15/6/2015 về phê duyệt phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn vụ hề thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Phú Yên….
Như vậy, việc sử dụng nguồn kinh phí để hỗ trợ việc phòng chống, khắc phục hạn hán vụ Đông – Xuân hay vụ Hè – Thu được lấy từ nguồn sự phòng ngân sách trung ương đồng thời Ủy ban Nhân dân các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả do hạn hán, lũ lụt gây ra. Nguồn chi phí này được quyết định theo từng năm, từng vụ mùa và dựa vào tình hình khí hậu cũng như thiệt hại trên từng địa phương.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy trình ghi thu chi ngân sách về đất đai thuộc sở hữu nhà nước
– Các điều kiện chi ngân sách Nhà nước
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại