Theo quy định của pháp luật hiện nay, quà biếu/tặng là hàng hóa của các tổ chức/cá nhân cư trú ở nước ngoài cho các tổ chức/cá nhân cư trú ở Việt Nam, không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu do nhà nước Việt Nam quy định. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề kiểm tra, giám sát hành lý đối với quà biếu, tặng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về kiểm tra và giám sát hành lý quà biếu, tặng:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề kiểm tra, giám sát hành lý đối với quà biếu tặng. Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng. Cụ thể được thực hiện như sau:
– Hàng hóa được xác định là quà biếu, quà tặng bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu là hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện thì cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện;
– Pháp luật nghiêm cấm việc xuất nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng thuộc các danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu;
– Định mức hàng hóa là quà biếu, quà tặng được miễn thuế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó thì có thể nói, hàng hóa là quà biếu, quà tặng bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan. Tuy nhiên cần phải lưu ý, các tổ chức và cá nhân không được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa là quà biếu, quà tặng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu;
– Thủ tướng Chính phủ là chủ thể quyết định cho phép xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất nhập khẩu, nhằm phục vụ cho mục đích đặc dụng, bảo hành, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, phân tích, sản xuất dược phẩm, bảo vệ nền quốc phòng an ninh;
– Việc xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu đối với các khu vực hải quan riêng biệt sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật quản lý ngoại thương năm 2017.
Theo đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể về những loại hàng hóa cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam.
2. Kiểm tra, giám sát hành lý quà biếu tặng cần phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Trong quá trình kiểm tra, giám sát hành lý quà biếu, tặng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục kiểm tra và giám sát hải quan. Cụ thể như sau:
– Hàng hóa và phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra và giám sát hải quan theo quy định của pháp luật, cần phải vận chuyển theo đúng tuyến đường và vận chuyển theo đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc qua các địa điểm khác theo quy định của pháp luật về hải quan;
– Kiểm tra và giám sát hải quan cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, đồng thời tạo ra thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và quá cảnh;
– Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất nhập cảnh sau khi đã hoàn thành xong thủ tục hải quan;
– Thủ tục hải quan cần phải được thực hiện công khai, thuận tiện, thực hiện nhanh chóng và theo đúng quy định của pháp luật;
– Quá trình bố trí nguồn nhân lực, thời gian làm việc cần phải đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và quá cảnh. Theo đó, hoạt động kiểm tra và giám sát hành lý quà biếu, quà tặng cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc chung nêu trên.
3. Định mức miễn thuế xuất nhập khẩu đối với quà biếu, tặng:
Định mức miễn thuế suất nhập khẩu đối với quà biếu, tặng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì quà biếu, quà tặng được miễn thuế là những mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngưng nhập khẩu, không thuộc danh mục các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp quà biếu, quà tặng chịu thuế thu nhập đặc biệt để phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, định mức miễn thuế suất nhập khẩu đối với quà biếu, quà tặng sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Quà biếu, quà tặng của các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức Việt Nam, cá nhân Việt Nam, các loại quà biếu hoặc quà tặng của các tổ chức/cá nhân Việt Nam cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài có giá trị hải quan không vượt quá 2.000.000 đồng, hoặc các loại hàng hóa có giá trị hải quan vượt quá 2.000.000 đồng tuy nhiên tổng số thuế còn phải nộp được xác định là dưới 200.000 đồng thì sẽ được miễn thuế không vượt quá 04 lần/năm;
– Đối với các loại quà biếu, quà tặng của các tổ chức và cá nhân nước ngoài cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách nhà nước, đồng thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành hoạt động tiếp nhận, hoặc các loại quà biếu và quà tặng xuất phát từ mục đích nhân đạo/từ thiện là toàn bộ giá trị của quà biếu/quà tặng, đồng thời không vượt quá 04 lần/năm;
– Quà biếu, quà tặng của các tổ chức nước ngoài và các cá nhân nước ngoài cho các cá nhân Việt Nam được xác định là thuốc, các trang thiết bị y tế cho người bệnh thuộc Danh mục các bệnh hiểm nghèo căn cứ theo quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và đồng thời có giá trị hải quan không vượt quá 10.000.000 đồng thì sẽ được miễn thuế không quá 04 lần/năm. Cụ thể như sau:
1. Ung thư | 15. Teo cơ tiến triển | 29. Bệnh Lupus ban đỏ |
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu | 16. Viêm đa khớp dạng thấp nặng | 30. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận) |
3. Phẫu thuật động mạch vành | 17. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết | 31. Bệnh lao phổi tiến triển |
4. Phẫu thuật thay van tim | 18. Thiếu máu bất sản | 32. Bỏng nặng |
5. Phẫu thuật động mạch chủ | 19. Liệt hai chi | 33. Bệnh cơ tim |
6. Đột quỵ | 20. Mù hai mắt | 34. Bệnh alzheimer hay sa sút trí tuệ |
7. Hôn mê | 21. Mất hai chi | 35. Tăng áp lực động mạch phổi |
8. Bệnh xơ cứng rải rác | 22. Mất thính lực | 36. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động |
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ | 23. Mất khả năng phát âm | 37. Chấn thương sọ não nặng |
10. Bệnh Parkinson | 24. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn | 38. Bệnh chân voi |
11. Viêm màng não do vi khuẩn | 25. Suy thận | 39. Nhiễm HIV do nghề nghiệp |
12. Viêm não nặng | 26. Bệnh nang tủy thận | 40. Ghép tủy |
13. U não lành tính | 27. Viêm tụy mãn tính tái phát | 41. Bại liệt |
14. Loạn dưỡng cơ | 28. Suy gan | 42. Bại hành tủy tiến triển |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017;
–
– Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: