Kiểm soát chiếu xã y tế, chiếu xạ công chúng là một trong những hoạt động của cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của người phải tiến hành chiếu xạ. Vậy quy định về kiểm soát chiếu xạ y tế, chiếu xạ công chúng được ghi nhận có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về kiểm soát chiếu xạ y tế:
Ngày nay chiếu sáng y tế được hiểu là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng như người bệnh tiến hành chuẩn đoán hoặc điều trị bệnh hoặc các cá nhân có yêu cầu được kiểm tra và giám định sức khỏe người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học cũng sẽ phải tiếp xúc với lại bức xạ ion hóa này. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT sửa đổi bởi Thông tư 13/2018/TT-BKHCN, cụ thể:
– Việc kiểm soát chiếu xạ y tế thông thường được diễn ra liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh. Cá nhân là bác sĩ tiến hành điều trị sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh, đối với công việc của mình có trách nhiệm trong việc:
+ Chỉ tiến hành chẩn đoán điều trị cho người bệnh thông qua bức xạ ion hóa nếu chắc chắn rằng khi tiến hành việc này lợi ích đem lại cho người bệnh là đáng kể so với tác hại mà họ phải đánh đổi;
+ Nếu trong trường hợp hai phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị cùng đem lại kết quả như nhau thì không chỉ định phương pháp dùng bức xạ ion hóa. Hạn chế những rủi ro liên quan đến tác dụng phụ của việc chiếu xạ y tế;
+ Lưu ý rằng: cần phải xem xét khi tiến hành chỉ định chẩn đoán điều trị bằng bức xạ ion hóa đối với những chủ thể là trẻ em, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai hoặc trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Để thực hiện tốt trách nhiệm này thì bác sĩ điều trị trước khi sử dụng chiếu xạ y tế cần phải hỏi người bệnh và kiểm tra chắc chắn rằng họ không đang mang thai hoặc không trong thời kỳ nuôi con dưới 12 tháng tuổi để đưa ra chỉ định chẩn đoán và điều trị;
Việc áp dụng chiếu xạ y tế đối với những trường hợp là phụ nữ có thai hoặc nghi có thai, đang trong thời kỳ nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có thể diễn ra nếu có chỉ định lâm sàng bắt buộc. đừng hợp không bắt buộc thì cần tránh chỉ định dùng bức xạ ion hóa để khám chữa bệnh cho những cá nhân này; Và đối với những đối tượng là trẻ em thì cũng sẽ chỉ sử dụng thuốc phóng xạ để khám chữa bệnh khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc và phải giảm hoạt độ phóng xạ được chỉ định;
+ Để đảm bảo an toàn tối đa cho người khám, chữa bệnh trước khi đưa ra chỉ định chiếu xạ y tế thì cần tham khảo các thông tin lần trước khám để tránh việc kiểm tra bổ sung nếu không cần thiết;
+ Người bác sĩ phải chỉ định mức chiếu xạ, liều lượng thuốc phóng xạ sử dụng ở mức tối thiểu và liều lượng này cũng sẽ được sử dụng để đạt được mục đích khám chữa bệnh trên cơ sở các mức chỉ dẫn trong chính sách y tế được ghi nhận tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
– Không chỉ quy định về trách nhiệm của bác sĩ điều trị đối với trường hợp chiếu xạ y tế mà những nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị bức xạ cũng phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ cho người bệnh khi thực hiện công việc của mình:
+ Nhân viên này có trách nhiệm trong việc đảm bảo sự chiếu xạ y tế được thực hiện trên thực tế chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, và việc chị định của bác sĩ điều trị cũng phải được tuân thủ đúng;
+ Thiết bị được sử dụng để hoàn thành công việc này cũng phải được lựa chọn thích hợp;
– Nhân viên vận hành thiết bị X-quang tiến hành chẩn đoán y tế ngoài các yêu cầu trách nhiệm chung về bảo vệ người bệnh đã được quy định tại khoản 2 của Điều 20 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT thì còn có trách nhiệm đối với công việc của mình để bảo vệ người khám bệnh như sau:
+ Tiến hành chiếu chụp theo đúng quy trình vận hành thiết bị đã được thiết lập sẵn;
+ Việc sử dụng cơ cấu khu trú chùm tia phải diễn ra phù hợp và chỉ tạo ra liều chiếu tối thiểu trên người bệnh nhưng vẫn có chất lượng ảnh phù hợp với yêu cầu cho chẩn đoán trong chiếu chụp X- quang;
+ Những khu vực vị trí là bộ phận cơ thể nhạy cảm như tuyến sinh dục, thủy tinh thể mắt, vú, tuyến giáp trạng không được phép chiếu xạ vào các bộ phận này và phải sử dụng các biện pháp che chắn thích hợp cho người bệnh khi không thể tránh được;
– Những đối tượng là phụ nữ có thai hoặc nghi có thai không được phép chiếu chụp vùng bụng và vùng hố chậu của phụ nữ, trừ khi có lý do lâm sàng bắt buộc hoặc cần áp dụng các biện pháp hạn chế tối đa liều gây ảnh hưởng cho thai nhi; Việc bố trí cho người bệnh và người không có phận sự đứng chờ trong phòng chiếu để chụp x quang khi đang thực hiện chiếu chụp cho người bệnh khác hành vi vi phạm;
– Đối với trường hợp nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị xạ trị ngoài việc yêu cầu trách nhiệm chung cho bảo vệ người bệnh đã nêu tại khoản 2 của điều này thì cũng phải áp dụng các biện pháp để liều chiếu xạ thực hiện lên các mô lãnh ở mức thấp nhất có thể và việc chiếu xạ này phù hợp với mức đều cần thiết để đạt được mục đích trong xạ trị;
– Trong y học hạt nhân thì nhân viên y tế kỹ thuật viên phân liêù thuốc phóng xạ phải đảm bảo định liều thuốc phóng xạ chính xác theo đúng chỉ định bác sĩ điều trị;
– Quá trình lưu người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ phải đảm bảo rằng mỗi phòng chỉ lưu một người bệnh đối với cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để điều trị. Xét đến trường hợp phải bố trí nhiều người bệnh nằm chung phòng phải sử dụng các bình phong di động để che chắn sao cho người bệnh này không bị ảnh hưởng chiếu xạ từ những người bệnh khác;
– Lưu ý rằng: cơ sở y tế phải thiết lập các chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế bao gồm các hoạt động như:
+ Những thiết bị bức xạ máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ khi được đưa vào vận hành phải được kiểm định và đạt hiệu chuẩn theo đúng quy định tại điều chính của thông tư liên tịch đã ghi nhận;
+ Những thông số và điều kiện sử dụng thiết bị bức xạ tối ưu để dùng làm giá trị tham chiếu cho kiểm định và hiệu chuẩn cũng phải được xác lập trước và có tính chính xác;
– Việc bảo đảm an toàn bức xạ cho người giúp đỡ chăm sóc người bệnh đang chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa cũng là một trong những trắc nghiệm mà cơ sở y tế phải thực hiện hiện nay các biện pháp được thực hiện như sau:
+ Đẩy mạnh việc hướng dẫn các biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn bức xạ quy trình an toàn trước khi để họ tham gia vào công việc giúp đỡ chăm sóc người bệnh;
+ Trong trường hợp cá nhân này phải tiếp xúc với cá nhân là người bệnh hoặc những địa điểm có bức xạ ion hóa thì phải được cung cấp trang thiết bị bảo hộ thích hợp để giảm liều chiếu xạ;
+ Kiểm soát để bảo đảm liều chiếu xạ các đối tượng này phải chịu trong khoảng thời gian chẩn đoán hoặc điều trị của người bệnh không vượt quá 5 MSV.
– Trên thực tế cũng không thể tránh khỏi khỏi trường hợp chiếu xạ y tế nhưng có sự cố hoặc nguy cơ dẫn đến liều chiếu xạ trên người bệnh lớn hơn mức dự kiến thì cơ sở y tế cũng phải có những biện pháp lường trước được vấn đề tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp khắc phục nhanh chóng kịp thời và phải lập thành hồ sơ lưu giữ đối với những trường hợp này.
2. Quy định về kiểm soát chiếu xạ công chúng:
Việc kiểm soát chiếu xạ công chúng được hiểu là các tổ chức cá nhân tiến hành những công việc bức xạ tiến hành thiết lập và thực hiện một số chương trình Quan trắc để sao cho việc chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá một cách đúng đắn đầy đủ. Theo Quy định tại Điều 21 của Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2018/TT-BKHCN thì kiểm soát chiếu xạ công chúng là một trong những nội dung quan trọng đã được ghi nhận tại thông tư liên tịch này. Cơ sở y tế khi tiến hành thiếu xạ công chúng phải thực hiện những yêu cầu sau để đảm bảo an toàn cho công chúng:
– Phải đảm bảo các biện pháp kiểm soát để chỉ cho phép nhân viên bức xạ y tế cần thiết và những người chỉ định giúp đỡ người bệnh được ở trong phòng khám điều trị của người bệnh trong thời gian tiến hành chiếu xạ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn đối với những người xung quanh;
– Đối với những cá nhân không phận sự mà đi vào khu vực phòng điều khiển thiết bị bức xạ hoặc những nơi chứa chất phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ thì phải đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời nhanh chóng;
– Một trong những điểm mới của Thông tư 13/2018/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT đó là việc ghi nhận cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ I-131 được xuất viện về nhà nếu có căn cứ cho rằng mức hoạt động phóng xạ được đánh giá còn trong người bệnh không vượt quá 1100 MBq. Trong trường hợp quyết định cho người bệnh điều trị I- 131 xuất viện thì bác sĩ điều trị có trách nhiệm trực tiếp tư vấn và cung cấp các văn bản hướng dẫn cho người bệnh về các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ cho người thân, đồng nghiệp và cộng đồng nếu cá nhân này về nhà.
– Với những khu vực xung quanh, khu vực kiểm soát bao gồm nơi làm việc, các lối đi lại, hành lang hoặc khu vệ sinh, khu vực có người qua lại khác được yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
+ Để đảm bảo trong quá trình làm việc bức xạ không có sự thay đổi thì cần kiểm soát chặt chẽ mức bức xạ này;
+ Thông tin liên quan đến việc cảnh báo bức xạ cần được sử dụng thông qua các dấu hiệu như biển cảnh báo, đèn cảnh báo, tín hiệu cảnh báo và các biện pháp hạn chế người đi vào những khu vực này.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý an toàn bức xạ hạt nhân:
Hiện nay cơ quan có thẩm quyền quản lý an toàn bức xạ hạt nhân được trao cục an toàn bức xạ và hạt nhân bộ khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm quản lý an toàn bức xạ đối với những cơ sở y tế hoạt động trong phạm vi cả nước, cụ thể:
– Khi tiếp nhận nguồn tin khai báo về thiết bị chứa nguồn phóng xạ chụp chẩn đoán thiết bị xạ trị và các nguồn phóng xạ kín thuốc phóng xạ thì phải nhanh chóng tiến hành thu thập và tiếp nhận thông tin để xử lý;
– Có trách nhiệm trong việc thẩm định an toàn việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với các hoạt động sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ trục chẩn đoán cũng phải được nghiêm túc thực hiện; vận hành thiết bị xạ trị; lưu giữ và sử dụng nguồn phóng xạ thuốc phóng xạ; hỗ trợ trong quá trình xử lý lưu trữ nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng hoặc tiến hành xây dựng thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở xạ trị; chấm dứt hoạt động cơ sở xạ trị và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo đúng thẩm quyền;
+ Thanh tra xử lý vi phạm định kỳ; kiểm soát tốt được vấn đề quản lý an toàn bức xạ thì cơ quan này cũng phải phối hợp với các đơn vị chức năng của bộ y tế kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế. Bên cạnh đó, Sở khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có trách nhiệm quản lý an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế hoạt động trên địa bàn quản lý của mình.
Theo đó Sở khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố cũng phải có trách nhiệm trong việc tiếp nhận khai báo về thiết bị X-quang, chẩn đoán trong y tế; việc thẩm định an toàn cấp giấy phép, tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị x-quang chẩn đoán và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn của cơ sở y tế cũng phải được thực hiện theo đúng quy định;
Tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm; chủ trì phối hợp với Sở y tế kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến an toàn bức xạ; Luôn đẩy mạnh sự phối hợp với Cục Quân y- Bộ Quốc phòng trong thẩm định an toàn không giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cũng như thanh tra kiểm tra đối với sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế tại cơ sở Quân y trên địa bàn quản lý.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 13/2018/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về bảo đảm an toàn bức xạ.