Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh thì hoạt động khuyến mại hỗ trợ cho việc thúc đẩy nhanh xúc tiến thương mại, trong đó có cung ứng dịch vụ bưu chính. Vậy quy định về khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính được thể hiện với nội dung thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính:
Tìm hiểu các văn bản pháp luật chứa đựng các nội dung liên quan đến khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính trước đây chưa có được ghi nhận trọng
– Những hoạt động của tổ chức liên quan đến việc khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại;
– Theo quy định thì mức giảm giá cước tối đa đối với dịch vụ bưu chính được khuyến mại sử dụng hình thức giảm giá không được vượt quá 50% giá cước gần nhất đã công khai, thông báo theo quy định.
Hiện nay, cá nhân, tổ chức khi thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ chỉ được thực hiện đến số ngày nhất định trong năm. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì ghi nhận nội dung sau:
– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh là một trong các cách xúc tiến thương mại và tiếp cận được nhiều khách hàng. Nên một khi thương nhân lựa chọn thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP;
– Pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng quyền thực hiện khuyến mại mà tự ý giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể;
– Đồng thời, cũng không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu;
– Khuyến mại nhưng phải đạt được hiệu quả tốt trong thị trường kinh doanh, không được có hành vi phá giá gây ảnh hưởng đến những cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nên pháp luật cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ;
– Liên quan đến thời gian thực hiện khuyến mại thì tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Với quy định trên thì tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong cung ứng dịch vụ bưu chính không được vượt quá 120 ngày trong một năm, khoảng thời gian này sẽ không được tính gộp vào cả thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình. Bnạ đọc cần lưu ý, những hoạt động xúc tiến thương mại đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có toàn bộ thẩm quyền liên quan đến hoạt động trong cung ứng dịch vụ bưu chính:
Để có thể quản lý tốt được những hoạt động liên quan đến cung ứng dịch vụ bưu chính mà cụ thể thực hiện khuyến mại thì rất cần sự phối hợp từ các cơ quan ban ngành có liên quan. Những cơ quan có quan hệ mật thiết với Bộ Thông tin truyền thông trong hoạt động này đã được quy định cụ thể tại Điều 44 Luật Bưu chính năm 2010, như sau:
– Bộ Thông tin truyền thông có trách nhiệm trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về điều kiện, hình thức đầu tư, hoạt động thương mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính; những nội dung về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, cần có hướng dẫn về văn bản xác nhận thông báo hoạt động; bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; tem bưu chính; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bưu chính;
– Còn phải kể đến hoạt động trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định danh mục dịch vụ bưu chính công ích, thông tin về cơ chế hỗ trợ dịch vụ bưu chính công ích, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, lộ trình giảm dần và thời điểm kết thúc phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng;
– Bộ Thông tin truyền thông có thẩm quyền trong việc đưa ra quy định cụ thể về mã bưu chính quốc gia; dấu ngày; bưu gửi không phát được; chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi; Có thể liệt kê các trường hợp không cần giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động; tiến hành báo cáo thống kê trong hoạt động bưu chính; khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; chất lượng dịch vụ bưu chính;
– Cũng là cơ quan ban hành quyết định danh mục dịch vụ bưu chính, giá cước dịch vụ bưu chính công ích. Hoạt động này sẽ chỉ được diễn ra sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
– Có sự phối hợp với Bộ Tài chính về các nội dung quy định về xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi; tiến hành xử lý bưu gửi không có người nhận; những nội dung về miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính và tổ chức thực hiện việc miễn giảm này; xây dựng danh mục dịch vụ bưu chính phải thực hiện đăng ký giá;
– Ngoài ra, còn có những hoạt động phối hợp với Bộ Công thương, thông thường là các quy định về hướng dẫn hoạt động khuyến mại và giải quyết cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ bưu chính;
– Trong một số trường hợp thì việc phối hợp với Bộ Xây dựng cũng không thể thiếu bởi một số quy định về lắp đặt thùng thư công cộng, hộp thư tập trung tại khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải cần sự hỗ trợ từ cơ quan này;
– Tiến hành phối hợp với Bộ Công an để xây dựng nên các quy định về nguyên tắc, điều kiện đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi, kiểm tra, hành động để xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính; về mạng bưu chính phục vụ an ninh.
– Phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định về mạng bưu chính phục vụ quốc phòng.
– Thực hiện việc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn nếu có phát hiện hàng lậu, hàng cấm gửi qua đường bưu chính và có hướng xử lý những loại hàng hóa này;
– Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hướng dẫn lập quy hoạch và trình tự, thủ tục phê duyệt quy hoạch mạng bưu chính công cộng tại địa phương.
Như vậy, liên quan cung ứng dịch vụ bưu chính thì Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan giữ vị trí quan trọng trong quản lý vấn đề này nhưng bên cạnh đó vẫn có sự phối hợp giữa các cơ quan khác nhau thì mới đảm bảo được quá trình xây dựng, quản lý lĩnh vực này.
3. Quy định về nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính:
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ sẽ có nghĩa vụ như sau:
– Cần tìm hiểu và thực nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 5 Điều 96
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng đối với các hoạt động thuộc phạm vi hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
– Thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng đối với các hoạt động thuộc phạm vi hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Bưu chính năm 2010
– Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
– Nghị định số 25/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của