Hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trong các khu công nghệ cao, khu kinh tế. Vấn đề thuê đất được nhiều người quan tâm. Việc sử dụng đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế được hướng dẫn và điều chỉnh dựa trên quy định của Luật đất đai. Khu công nghệ cao là gì? Quy định về khu công nghệ cao?
Mục lục bài viết
1. Khu công nghệ cao là gì?
– Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
– Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu công nghệ cao
– Đặc điểm là khu kinh tế kỹ thuật cao đa chức năng có thể thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu ngoại quan, khu bảo thuế, khu dân cư.
– Chức năng của khu công nghệ cao: sản xuất, kinh doanh, công nghệ cao, nghiên cứu, phát triển công nghệ cao, hướng tới sản phẩm có hàm lượng công nghiệp.
– Được thành lập theo quy định của Chính phủ
Khu kinh tế
– Đặc điểm: khi được thành lâp, khu kinh tế không phải giải phóng mặt bằng như công nghiệp, khu chế xuất. Không gian của khu kinh tế được thành lập trên diện tích đất tự nhiên, rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.
– Khu kinh tế gồm 2 khu: khu thuế quan và khu phi thuế quan.
– Lĩnh vực đầu tư: cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu phát triển trọng tâm.
-Cơ chế thành lập thoáng hơn.
2. Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế:
Để thực hiện thủ tục cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng thì người sử dụng đất phải làm thủ tục gia hạn theo quy định.
– Sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển hồ sơ cho cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 4: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì giao Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất; ký
Bước 5: Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp, chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 6: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hồ sơ gồm có:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao Quyết định đầu tư bổ sung hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có thể hiện thời hạn hoặc điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án phù hợp thời gian xin gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
– Chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Thời hạn giải quyết:
– Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Lệ phí:
– Mức thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp Lệ phí địa chính.
3. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng công trình tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc:
Trình tự thực hiện:
Người xin giao lại đất nộp hồ sơ cho Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Trong thời hạn không quá chín (09) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc xem xét hồ sơ.
+ Trường hợp đủ điều kiện, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc chịu trách nhiệm trước pháp luật về cơ sở pháp lý và tính chính xác của tài liệu trên); Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc ký Quyết định giao lại đất có thu tiền sử dụng đất cho người sử dụng đất (Mẫu 08) và thông báo cho người sử dụng đất biết để nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
+ Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc gửi Quyết định giao lại đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính đến Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội hoặc đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất để các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai nêu trên trình ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hoặc ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời hạn không quá 05 ngày (05) làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giao đất, Sở Tài Nguyên Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi cho Ban quản lý Khu Công nghệ cao;
+ Trường hợp không đủ điều kiện giải quyết thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trả hồ sơ và thông báo rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trụ sở Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin giao lại đất.
+ Dự án đầu tư đối với tổ chức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Giấy phép đầu tư, dự án đầu tư đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Các giấy tờ theo quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đối với hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất nộp tại sở Tài nguyên và Môi trường như: Văn bản giới thiệu địa điểm, bản vẽ chỉ giới đường đỏ, quy hoạch chi tiết xây dựng tổng thể mặt bằng 1/500; Trích lục bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000 được cơ quan thẩm quyền thẩm định và xác nhận. Báo cáo về việc chấp hành pháp luật đất đai của người xin giao đất, thuê đất được cơ quan thẩm quyền xác nhận, thời gian xác minh không quá 15 ngày.
Lưu ý:
– Hồ sơ phải nộp là hồ sơ bằng tiếng Việt, nếu là tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
– Hồ sơ phải được đóng quyển, có bìa cứng, đảm bảo công tác lưu trữ lâu dài.
– Số lượng hồ sơ: 04 (bộ) trong đó có 01 (bộ) gốc.
d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất để xây dựng kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ cao, nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ dân sinh, xây dựng nhà ở để cho thuê.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
– Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao đất.
h. Lệ phí:
– Đối với hồ sơ giao đất mức thu phí tính bằng 1.000 đ/m2 đất được giao, nhưng tối đa không vượt quá 5.000.000 đ/hồ sơ.
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 100.000 đ/ giấy.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Đạt tiêu chí dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
– Dự án thuộc danh mục công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích phát triển.
– Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
4. Quy định chi tiết về đất sử dụng cho khu công nghệ cao:
Đất sử dụng cho khu công nghệ cao được quy định tại
– Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao.
Khi quy hoạch thành lập khu công nghệ cao phải đồng thời lập công trình công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao quy hoạch, xây dựng khu nhà ở để phục vụ đời sống chuyên gia, người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghệ cao được cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao. Ban quản lý khu công nghệ cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất khu công nghệ cao.
– Ban quản lý khu công nghệ cao lập quy hoạch chi tiết xây dựng của khu công nghệ cao và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt, giao đất cho Ban quản lý khu công nghệ cao để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quy hoạch đã được phê duyệt.
– Người sử dụng đất được Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất trong khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai 2013.
– Doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao được thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được Ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất.
– Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích đã được ghi trong hợp đồng thuê đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật đất đai. Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.
– Nhà nước khuyến khích tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghệ cao và khuyến khích tổ chức sử dụng đất vào mục đích phát triển khoa học và công nghệ.
– Việc xác định giá cho thuê đất và tính thu tiền thuê đất trong khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:
Luật đất đai năm 2013.