Khám sức khỏe định kỳ được xem là phương pháp hiệu quả nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như để ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý nguy hiểm, phát hiện ra các nguy cơ có thể mắc bệnh trong tương lai, đảm bảo khả năng lao động của những người lao động. Dưới đây là quy định của pháp luật về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nữ.
Mục lục bài viết
1. Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nữ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề khám sức khỏe và điều trị bệnh ngay việc cho người lao động, trong đó có lao động nữ. Cụ thể như sau:
– Hằng năm, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động, đối với những người lao động là ngành nghề và các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động được xác định là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần;
– Khi thực hiện hoạt động khám sức khỏe cho người lao động, lao động nữ cần phải được thực hiện thủ tục khám chuyên khoa phụ sản, những người làm việc trong môi trường lao động có tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố độc hại nguy hiểm, dễ có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì cần phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
– Người sử dụng lao động tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển người lao động sang làm ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hơn, hoặc sau khi người lao động bị tai nạn lao động, người lao động bị bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc tại công ty, ngoại trừ trường hợp đã được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động;
– Người sử dụng lao động cần phải tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo yêu cầu và đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyên môn kĩ thuật;
– Người sử dụng lao động đưa người lao động được chuẩn đoán mắc các chứng bệnh nghề nghiệp đến các cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đầy đủ điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ kĩ thuật để điều trị theo phương pháp phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ y tế ban hành.
Theo đó thì có thể nói, người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng sẽ được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất là 01 lần trong năm. Trong quá trình khám sức khỏe lao động, người lao động nữ còn phải được khám chuyên khoa phụ sản, trong trường hợp người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nhanh nhất thì người lao động đó còn phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
2. Nội dung khám chuyên khoa phụ sản khi lao động nữ khám sức khỏe định kỳ:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về nội dung khám chuyên khoa phụ sản khi người lao động nữ khám sức khỏe định kỳ. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có quy định cụ thể về nội dung khám sức khỏe. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp khám sức khỏe cho người lao động chưa đủ 18 tuổi tuy nhiên không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ, thì cần phải khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định cụ thể tại mẫu số 02 phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
– Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ, thì cần phải khám theo các nội dung ghi nhận trong sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu số 03 phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
– Đối với trường hợp lao động nữ, trong quá trình khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thì lao động nữ cần phải được khám chuyên khoa phụ sản theo các danh mục quy định cụ thể tại phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
– Còn phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa nhất định. Trong trường hợp khó thì cần phải hội chuẩn/chỉ định làm thủ tục khám cận lâm sàng để chuẩn đoán xác định và chuẩn đoán mức độ bệnh tật làm cơ sở phân loại sức khỏe cho người lao động;
– Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu thì chỉ kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu, và không cần phân loại sức khỏe.
Theo đó thì có thể nói, đối với lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì sẽ được khám chuyên khoa phụ sản theo các danh mục quy định tại phụ lục ban Ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung khám cụ thể như sau:
Thứ nhất, khám phụ khoa. Bao gồm các hoạt động sau:
– Khám vùng bụng dưới và khám vùng bẹn;
– Khám bộ phận sinh dục ngoài;
– Khám âm đạo bằng dụng cụ một ít kết hợp với hoạt động quan sát cổ tử cung bằng mắt thường, hoạt động khám âm đạo kết hợp với nắn bụng và khám bằng hai tay, tuy nhiên vấn đề này chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của người lao động nữ khi được nhân viên y tế tư vấn;
– Khám trực tràng phối hợp với hoạt động đánh bụng bằng hai tay, tuy nhiên hoạt động này chỉ được thực hiện nếu không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc đòi hỏi bắt buộc phải đánh giá thêm hoạt động khám trực tràng, được sự đồng ý của người lao động nữ sau khi đã được nhân viên y tế tư vấn.
Thứ hai, khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Thực hiện hoạt động sàng lọc ung thư cổ tử cung góp phần phát hiện sớm những tổn thương trong cổ tử cung, được thực hiện bằng các kĩ thuật sau:
– Phương pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch VIA test;
– Phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung;
– Phương pháp xét nghiệm HPV;
– Phương pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch VILI test.
Thứ ba, hoạt động sàng lọc ung thư vú. Trong quá trình thực hiện hoạt động sàng lọc và phát hiện tổn thương vú Cần phải thực hiện bằng các kĩ thuật sau:
– Khám lâm sàng vú;
– Siêu âm tuyến vú hai bên;
– Chụp x-quang tuyến vú.
Thứ tư, siêu âm tử cung, chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ.
3. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ đối với lao động nữ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khám sức khỏe. Theo đó, đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 03 phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
–
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
– Quyết định 295/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
THAM KHẢO THÊM: