Kết luận giám định là gì? Giá trị pháp lý của kết luận giám định? Mẫu kết luận giám định tham khảo?
Kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng trong giải quyết vụ án được quy định tại
Mục lục bài viết
1. Kết luận giám định là gì?
Kết luận giám định là nguồn chứng cứ theo quy định tại điều 87,
– Họ tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;
– Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Thông tin xác định đối tượng giám định;
– Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Phương pháp thực hiện giám định;
– Kết luận về đối tượng giám định;
– Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Kết luận giám định được thể hiện tại Điều 100,
“1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.”
+ Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
+ Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
+ Đồng thời để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
Người giám định giám định là một trong những chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, được quy định tại Điều 68, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
1.Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
3. Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định.
Kết luận giám định tiếng Anh là “Results of expert examination”
2. Giá trị pháp lý của kết luận giám định:
+ Tùy vào tính chất, nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định mà kết luận giám định có giá trị chứng minh khác nhau, có thể nó có ý nghĩa trong việc định tội danh, định khung hình phạt hoặc làm rõ các tình tiết khác phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án.
+ Thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy, xuất phát từ những thiếu sót, vi phạm trong thủ tục trưng cầu, tiến hành giám định và nội dung kết luận giám định. Trong nhiều vụ án liên quan lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, một số kết luận giám định về tài chính – kế toán chưa bảo đảm căn cứ pháp lý cả về thủ tục và thẩm quyền giám định. Cần lưu ý rằng, kết luận giám định là kết luận chuyên môn, nên cá nhân, cơ quan, tổ chức giám định có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng cần nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, không được đưa ra các nhận định mang tính quy kết trách nhiệm hình sự thay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
+ Giá trị khoa học của bản kết luận giám định có sự khác biệt so với giá trị pháp lý của bản kết luận giám định. Giá trị khoa học của bản kết luận giám định theo trình tự thủ tục giám định trong tố tụng hoặc giám định ngoài tố tụng là như nhau, giữa chúng không có sự khác biệt. Trình độ chuyên môn của giám định viên và trình độ hiện đại của trang thiết bị kỹ thuật là những yếu tố quyết định giá trị khoa học của kết luận giám định. Giá trị khoa học của kết luận giám định không phụ thuộc vào chủ thể nào trưng cầu, yêu cầu giám định. Một tổ chức giám định được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, thì luôn luôn gây dựng uy tín và tự chịu hậu quả trách nhiệm pháp lý về kết luận giám định của mình. Do đó giá trị khoa học của bản kết luận giám định luôn được đảm bảo, hoàn toàn không phụ thuộc vào chủ thể yêu cầu giám định là ai.
3. Mẫu kết luận giám định tham khảo:
……..
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.., ngày…… tháng…… năm……..
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Căn cứ (1)…….số:……ngày … tháng ….. năm …
của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: …..
Căn cứ yêu cầu giám định của ông/bà:
Họ tên:
là (2): …….
trong vụ án: …….
xảy ra tại: …….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……….. Giám định viên tư pháp.
Chức vụ: …
Thuộc cơ quan/tổ chức giám định: …….
Số thẻ: ….. cấp ngày ………. tháng ………. năm ….
Nơi cấp ………
Ông/bà: ………. Giám định viên tư pháp.
Chức vụ: …….
Thuộc cơ quan/tổ chức giám định: ……
Số thẻ: ……… cấp ngày ……. tháng ………. năm ……
Nơi cấp ……
đã nhận(1): ….ngày .. tháng …….. năm……..và đã tiến hành giám định tại: …từ ngày….. tháng… năm…….. đến ngày…… tháng….. năm…
NỘI DUNG VỤ VIỆC (3):
ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH:
Mẫu cần giám định(4):
Tên tài liệu có liên quan hoặc gửi kèm theo (nếu có) (4):
III. NỘI DUNG YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH (5)
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH
KẾT LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Kèm theo kết luận giám định (nếu có):
Hoàn lại đối tượng giám định (nếu có):
Nơi nhận:
– …
– …
– …
– Hồ sơ 02 bản
GIÁM ĐỊNH VIÊN(6)
Hướng dẫn viết mẫu kết luận giám định
(1) Ghi rõ tên văn bản trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định;
(2) Họ tên người yêu cầu giám định, là đương sự hoặc người đại diện của họ (Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
(3) Ghi tóm tắt diễn biến sự việc liên quan đến việc giám định;
(4) Ghi rõ tên, số lượng, nơi thu, đặc điểm, cách phát hiện, thu lượm và bảo quản; có phải giữ nguyên vẹn không?
(5) Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định;
(6) Tên người đứng đầu tổ chức thực hiện giám định hoặc người quyết định thành lập Hội đồng giám định.
Ghi chú: Nội dung kết luận giám định thực hiện theo Luật Giám định tư pháp.