Cưỡng chế thu hồi đất là gì? Đặc điểm của cưỡng chế thu hồi đất? Phương pháp, kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất?
Thu hồi đất là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, mà các chủ thể bị thu hồi đất có trách nhiệm phải thi hành quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền đó. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào chủ thể bị thu hồi đất cũng tự nguyện để Nhà nước thu hồi đất. Khi đó, sẽ thực hiện hoạt động cưỡng chế thu hồi đất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động cưỡng chế thu hồi đấy, về kế hoạch, phương án cưỡng chế thu hồi đất.
Luật sư
1. Cưỡng chế thu hồi đất là gì?
“Cưỡng chế” là được hiểu là chủ thể có thẩm quyền bắt một chủ thể phải tuân theo, thực hiện một việc nhất định bằng sức mạnh quyền lực. Cưỡng chế thu hồi đất được xác định là loại cưỡng chế hành chính. Cưỡng chế thu hồi đất là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi có quyết định về việc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp bắt buộc của cơ quan nhà nước áp dụng đối với người có đất bị thu hồi mà các chủ thể này không chấp hành quyết định thu hồi đất. Mục đích của việc cưỡng chế thu hồi đất là nhằm buộc các chủ thể bị thu hồi đất phải thực hiện quyết định thu hồi đất.
Tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai quy định về các trường hợp thu hồi hợp đất bao gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Người sử dụng đất có nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Trường hợp người sử dụng đất không chấp hành quy định của pháp luật về việc giao lại đất, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất. Việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ được thực hiện nếu sau khi thỏa thuận thuyết phục nhưng không thực hiện và đã thực hiện phương án tái định cư trước khi cưỡng chế.
2. Đặc điểm của cưỡng chế thu hồi đất
Căn cứ vào chủ thể áp dụng, trường hợp áp dụng và mục đích áp dụng có thể kết luận rằng, cưỡng chế thu hồi đất là một dạng cưỡng chế hành chính, nó có các đặc điểm sau :
Thứ nhất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất là một quyết định hành chính cá biệt. Cưỡng chế thu hồi đất không phải một giai đoạn bắt buộc phải thực hiện trong thu hồi đất. Cưỡng chế thu hồi đất chỉ xuất hiện khi có trường hợp người bị thu hồi đất không tự nguyện thực hiện quyết định thu hồi đấy, còn trong các trường hợp người bị thu hồi đất tự nguyện thực hiện quyết định thu hồi đất thì không xuất hiện cưỡng chế thu hồi đất. Mỗi quyết định cưỡng chế thu hồi đất có đầy đủ đặc điểm của quyết định hành chính cá biệt là để giải quyết các vụ việc cá biệt – cụ thể, tức quyết định cưỡng chế thu hồi đất chỉ có hiệu lực đối với đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.
Thứ hai, cưỡng chế thu hồi đất do chủ thể có thẩm quyền là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ tuân thủ quy định pháp luật. Cưỡng chế thu hồi đất là một dạng cưỡng chế hành chính nên hoạt động này phải do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện và chỉ có Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận huyện mới có thẩm quyền thực hiện hoạt động này.
Thứ ba, về chủ thể bị áp dụng cưỡng chế thu hồi đất, thì cưỡng chế thu hồi đất được áp dụng đối với các đối tượng có hành vi không tuân thủ quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. Cưỡng chế thu hồi đất là việc cưỡng chế một hành vi trái với quyết định của chủ thể có thẩm quyền, đó chính là việc không quân thủ quyết định thu hồi đất. Khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất thì các cơ quan có thẩm quyền không ban hành quyết định xử phạt trước khi ra quyết định cưỡng chế và tiến hành cưỡng chế.
Thứ tư, cưỡng chế thu hồi đất nhằm bảo đảm thực hiện các quy phạm của
Thứ năm, đối tượng cưỡng chế tức người bị thu hồi đất không phải chịu chi phí thực hiện cưỡng chế mà tính vào vốn dự án hoặc ứng trước từ Tổ chức phát triển quỹ đất. Các chủ thể này có nghĩa vụ chịu chi phí bảo quản tài sản của họ sau khi bị thu hồi đất.
Thứ sáu, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chi được áp dụng khi xét thấy cần thiết và phải bảo đảm hiệu quả thiết thực khi quyết định áp dụng.
3. Phương pháp, kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất
Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Hiện nay giờ hành chính là cách gọi giờ làm việc trong một ngày, giờ hành chính được tính thời gian là 8 giờ trong một ngày không tính thời gian nghỉ trưa. Còn việc quy định bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc làm việc đến mấy giờ là do từng cơ quan, tổ chức tùy thuộc vào tính chất công việc. Người có quyền sử dụng đất có thể căn cứ vào các nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cơ quan tiến hành cưỡng chế không tuân thủ đầy đủ hoặc có hành vi vi phạm quy định trên.
Về các nguyên tắc, điều kiện để tiến hành cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất, trong đó có đất cũng được quy định tương tự như cưỡng chế thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện Quyết định cưỡng chế Như vậy, thẩm quyền ban hành Quyết định cưỡng chế là thẩm quyền cá nhân được trao quyền, không phụ thuộc vào cấp có thẩm quyền thu hồi đất . Đây là điểm mới của Điều 71 Luật Đất đai 2013 so với khoản 3 Điều 39 Luật Đất đai 2003 quy định, thẩm quyền này thuộc về UBND cấp có thẩm quyền Quyết định thu hồi đất .
Thứ hai, về trình tự, thủ tục thi hành Quyết định cưỡng chế được quy định tại Khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 với các nội dung chính sau:
“4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:
a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.”
Từ quy định trên, có thể thấy Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế có chức năng, nhiệm vụ:
(i) Chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt
(ii) Vận động, đối thoại, thuyết phục người bị cưỡng chế Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành;
(iii ) Trường hợp người bị cưỡng chế nhất quyết không chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế 30 Có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phát ra
– Có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất bị cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất bị cưỡng chế, nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm đổi chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất bị cưỡng chế
(iv ) Trách nhiệm phối hợp trong việc tổ chức, thực hiện:
– Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ an toàn, trật tự trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế THP,
– UBND cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tham gia thực hiện cưỡng chế, phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất,
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.