Các nền giáo dục của tất cả quốc gia trên thế giới có thể khác nhau về trình độ, phương pháp và cách tiếp cận nhưng tất cả đều có chung một điểm, đó là sự đề cao vai trò của người giáo viên. Ngoài chế độ lương cơ bản, giáo viên còn có các chế độ phụ cấp riêng. Dưới đây là quy định về chế độ phụ cấp đứng lớp của giáo viên.
Mục lục bài viết
1. Cách tính phụ cấp đứng lớp của giáo viên:
Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập (hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp) được áp dụng cho cả giáo viên được biên chế và giáo viên hợp đồng.
Cách tính phụ cấp ưu đãi của giáo viên được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC với nội dung cụ thể như sau:
“Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.”
Theo đó, tỷ lệ phụ cấp ưu đãi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể như sau:
– Mức 25%: Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo đúng quy định của pháp luật.
– Mức 30%: Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:
+ Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
+ Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
– Mức 35%: Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:
+ Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
+ Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
– Mức 40%:
Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.
– Mức 45%:
Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
– Mức 50%:
Được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Như vậy, tuỳ vào địa điểm, cơ sở giảng dạy cụ thể mà tỷ lệ phụ cấp ưu đãi được quy định đối với từng đối tượng giáo viên cũng khác nhau. Cần căn cứ vào quy định cụ thể nêu trên để áp dụng đúng mức phụ cấp đứng lớp cho từng giáo viên cụ thể.
2. Quy định về đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp:
Căn cứ Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp như sau:
Đối tượng:
– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.
– Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Điều kiện áp dụng:
– Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo
– Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vây, pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp. Các chủ thể cần thuộc các đối tượng được nêu cụ thể bân trên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định để được hưởng phụ cấp đứng lớp.
3. Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp đứng lớp hay không?
Mức hưởng phụ cấp thu hút:
Còn đối với phụ cấp thu hút theo Điều 4
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính Phủ theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Đối tượng hưởng phụ cấp thu hút:
Đối tượng hưởng căn cứ Điều 2 Nghị định Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
5. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại
Trên đây là các đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút. Tuy nhiên các đối tượng này còn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định thì mới được hưởng phụ cấp này.
Các điều kiện hưởng phụ cấp thu hút bao gồm các điều kiện cơ bản sau đây:
– Các chủ thể phải đang công tác vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
– Thời gian không quá 5 năm.
Như vậy, ta nhận thấy theo quy định của pháp luật, việc các chủ thể hưởng phụ cấp thu hút không ảnh hưởng đến thời gian các chủ thể đó được hưởng phụ cấp đứng lớp. Nếu các chủ thể là giáo viên đáp ứng đủ điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp thì hoàn toàn có thể nhận khoản phụ cấp đứng lớp theo đúng quy định của pháp luật.