Phòng, chống tội phạm là gì? Phòng, chống tội phạm tiếng anh là gì? Quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm
1. Phòng, chống tội phạm là gì?
Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Theo nghĩa hẹp, chỉ tập trung vào việc ngăn cản tội phạm xảy ra, khắc phục loại bỏ nguyên nhân điều kiện. Theo nghĩa rộng, ngoài việc ngăn cản tội phạm xảy ra còn sử dụng các biện pháp để phát hiện xử lý tội phạm kịp thời
Có thể thấy, phòng ngừa tội phạm là một trong những nội dung quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt của lý luận về tội phạm học. Nghiên cứu về phòng chống tội phạm chính là nghiên cứu cơ sở, nền tảng và điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu những nội dung khác trong lý luận tội phạm học. Cho nên, phòng chống tội phạm vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của tội phạm học, vừa là mục tiêu, chức năng cơ bản của tội phạm học.
Về việc hợp tác phòng, chống tội phạm trong ASEAN, đặc biệt là một số tội phạm xuyên quốc gia đang có diễn biến nghiêm trọng trong khu vực như: tội phạm khủng bố, tội phạm mua bán người, đưa người di cư trái phép, tội phạm ma túy, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế, cướp biển, buôn lậu gỗ và động vật hoang dã… là cách thức hữu hiệu bảo đảm an ninh, an toàn và sự thịnh vượng của mỗi nước và cả khu vực, góp phần củng cố sự phát triển bền vững của cộng đồng trước những cơ hội và thách thức ở chặng đường tiếp theo.
Suy cho cùng thì mục đích của ngành khoa học về tội phạm học để thực hiện phòng ngừa tội phạm, để tội phạm không xảy ra, không gây ra các hậu quả nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học cần phải làm sáng tỏ hai nội dung “tội phạm” được xác định với tư cách là đối tượng phòng ngừa và “tội phạm học” với tư cách là hệ thống bao gồm các bộ phận khác nhau mà lý luận về phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cấu thành.
Do đó, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của ngành khoa học này là tìm ra được những biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, đồng thời khắc phục được nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
2. Phòng, chống tội phạm tiếng anh là gì?
Phòng, chống tội phạm Tiếng anh là “crime prevention”
3. Quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm
Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết của các thành viên cộng đồng quốc tế nhằm ngăn ngừa, trừng trị, loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống quốc gia.
Về nguyên tắc, tội phạm thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia nào thì quốc gia đó có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, nhiều hoạt động tội phạm hiện nay thường không còn hoạt động trong vùng biên giới của một quốc gia và hậu quả của việc phạm tội này con liên quan đến nhiều quốc gia. Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác quốc tế nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm trở nên rất cấp thiết.
Tội phạm trong khoa học luật quốc tế được phân thành: tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế); tội phạm có tính chất quốc tế; tội phạm hình sự chung.
Một là, tội phạm quốc tế được Uỷ ban luật quốc tế xác định là các hoạt động chống lại pháp luật quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia. Đây là nghĩa vụ có ý nghĩa cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế. Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại vì chúng xâm hại đến hòa bình và an ninh quốc tế. Các tội phạm quốc tế như tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và Apacthai, tội chống lại con người và tội ác xâm lược.
Hai là, tội phạm có tính chất quốc tế là nhóm tội phạm mặc dù được thực hiện nhằm xâm phạm trật tự pháp luật quốc gia nhưng cũng xâm hại đến các quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Trong một số tài liệu khoa học, tội phạm này còn được gọi là tội phạm điều ước quốc tế. Thuộc nhóm tội phạm này là cướp biển, khủng bố quốc tế, tội làm tiền giả, tội buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần, tội buôn bán nô lệ, tội buôn bán phụ nữ và trẻ em …
Ba là, tội phạm hình sự chung không xâm phạm đến trật tự pháp lý quốc tế và không đụng chạm đến quyền lợi của cộng đồng quốc tế, tuy nhiên việc thực thi công lý đối với loại tội phạm hình sự chung trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được, nếu như không có sự trợ giúp cùa các nước khác mà tội phạm từng hoạt động.
Như vậy việc phòng chống tội phạm theo quy định của
Dẫn độ có thể được hiểu là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Ngoài việc dẫn độ Giữa hai quốc gia trong việc phòng chống tội phạm thì việc Hợp tác quốc tế trong Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam còn quy đinh việc dẫn độ cho nước thứ ba theo Điều 34 Luật này như sau:
Thứ nhất, Việc dẫn độ cho nước thứ ba thì người bị dẫn độ về Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ cho nước thứ ba về hành vi mà người đó đã thực hiện ở nước ngoài trước khi bị dẫn độ về Việt Nam nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và không được nêu trong yêu cầu dẫn độ của Việt Nam hoặc của nước thứ ba.
Thứ hai, Trong trường hợp Việt Nam là nước được yêu cầu dẫn độ thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi nước yêu cầu dẫn độ cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ về hành vi phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đã được nêu trong yêu cầu dẫn độ, không dẫn độ người đó cho nước thứ ba, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Việt Nam.
Như vậy, Khi người phạm tội ở trong nước muốn chốn tránh trách nhiệm hình sự đã ra nước ngoài để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này nếu giữa Việt Nam và quốc gia mà tội phạm đang lẩn trốn không có quy định hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm thì người phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi sai trái này. Để không bỏ lọt tôi phạm về hình sự thì giữa các quốc gia trên thế giới nên tham gia vào hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm nói riêng và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói chung.
Sau khi tội phạm vi phạm pháp luật ở nước ngoài mà bị kết án phạt tù Theo Điều 49 Luật Tương trợ tư pháp thì có thể được chuyển giao đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc đến nước khác đồng ý tiếp nhận chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt tù mà nước chuyển giao đã tuyên đối với người đó. Việc chuyển giao được thực hiện căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi có yêu cầu của người đang chấp hành hình phạt tù hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao hoặc nước tiếp nhận; trường hợp chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc chuyển giao thì việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện theo thoả thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của
Hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm các hành động cụ thể được thực hiện trong các lĩnh vực:
Lĩnh vực đầu tiên là về phân định thẩm quyền xét xử của các quốc gia trong trường hợp phát sinh xung đột về thẩm quyền tài phán.
Lĩnh vực thứ hai về thỏa thuận thành lập
Lĩnh vực thứ ba là sự tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong các vụ việc hình sự về các hoạt động có tính chất tư pháp như thẩm vấn kẻ tội phạm; chuyển giao tài liệu, giấy tờ, các vật chứng; lấy lời khai của nhân chứng và các hoạt động điều tra khác; dẫn độ tội phạm và chuyển giao phạm nhân để thụ án tại quốc gia mà người phạm tội là công dân…
Như vậy có thế thấy sự xuất hiện của tội phạm có tổ chức và tính quốc tế hóa đặc biệt của loại tội phạm này trong thời gian gần đây là động lực rất lớn thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm. Các yếu tố này là một trong các mối đe dọa toàn cầu mà muốn chế ngự được cần phải có sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng quốc tế vào sự nghiệp chung phòng chống tội phạm quốc tế.