Điều kiện đối với xuất khẩu, nhập khẩu phân bón? Quy định về nhập khẩu phân bón? Quy định về kiểm tra nhà nước trước khi thông quan đối với phân bón nhập khẩu?
Các sản phẩm phân bón có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với người dân. Với một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ như ở nước ta hiện nay thì thực chất, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phân bón vẫn luôn được đánh giá là một trong số những vấn đề đặc biệt được người dân nói riêng cũng như đất nước nói chung quan tâm và đã có những quy định cụ thể được ban hành về vấn đề này. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện đối với xuất khẩu, nhập khẩu phân bón (phân bón hữu cơ và phân bón khác):
Điều kiện đối với xuất khẩu, nhập khẩu phân bón (phân bón hữu cơ và phân bón khác) cụ thể như sau:
– Điều kiện xuất khẩu phân bón được quy định cụ thể như sau:
+ Các cá nhân, tổ chức muốn xuất khẩu phân bón cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Các cá nhân, tổ chức muốn xuất khẩu phân bón cần thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu.
+ Phân bón xuất khẩu phải đảm bảo phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
– Điều kiện nhập khẩu phân bón được quy định cụ thể như sau:
+ Các cá nhân, tổ chức muốn nhập khẩu phân bón cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Các cá nhân, tổ chức muốn nhập khẩu phân bón cần có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
+ Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.
2. Quy định về nhập khẩu phân bón:
Căn cứ pháp lý: Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhập khẩu phân bón như sau:
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 46 Luật Trồng trọt.
– Đối với trường hợp ủy quyền nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Trồng trọt thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam cho cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước.
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp (trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) cho cơ quan Hải quan: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và điểm b, c, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt; Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón bao gồm:
+ Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).
+ Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).
+ Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu (Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt).
+
– Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định cụ thể bên trên đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với cây trồng, ta hiểu phân bón là một loại thức ăn. Phân bón cũng chính là sản phẩm của con người tạo ra có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng mà cây trồng cần thiết cho sự kiến tạo cấu trúc của nó. Các chất dinh dưỡng trong phân bón ví dụ như N, P, K hay Mg, S, Cu. Mặc dù cây trồng có thể tự tổng hợp chất hữu cơ C6H12O6 từ CO2 và H2O nhờ quá trình quang hợp, nhưng để quá trình quang hợp được diễ ra thì cần sự tham gia tương tác của rất nhiều các chất khác như enzym và diệp lục mà cấu trúc hóa học của các chất này có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như trong phân bón. Ngoài ra, các cấu trúc của cây như thân rễ lá được lắp ghép từ những tế bào chuyên biệt mà cấu trúc của tế bào là sự liên kết đặc biệt của rất nhiều các nguyên tố vô cơ và hữu cơ. Vì vậy phân bón có vai trò quan trọng quyết định sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Còn đối với đất trồng, thì phân bón là một chất phụ gia nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng đất.
Hiện nay phân bón hóa học còn đang được xem là yếu tố có hại cho đất trồng nếu không sử dụng đúng cách. Do đó quy định được ban hành về các điều kiện nhập khẩu phân bón hay hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tế.
3. Quy định về kiểm tra nhà nước trước khi thông quan đối với phân bón nhập khẩu:
Quy định về kiểm tra nhà nước trước khi thông quan đối với phân bón nhập khẩu cụ thể như sau:
Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.
Kiểm tra nhà nước bằng Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô phân bón, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô phân bón được đánh giá và Giấy này chỉ có hiệu lực đối với lô phân bón được đánh giá. Phân bón nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.
Phân bón nhập khẩu trước khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp có thể làm công văn gửi Hải quan để đưa hàng về Kho của doanh nghiệp bảo quản.
Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu: Áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu.
Thời hạn miễn giảm kiểm tra: 12 tháng.
Trình tự kiểm tra và lấy mẫu cụ thể bao gồm các bước như sau:
– Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón nộp bộ hồ sơ sau đến Cơ quan kiểm tra nhà nước (Tổ chức được chỉ định bởi Cục BVTV) cụ thể:
+ Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.
+ Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
– Bước 2: Trong 01 ngày làm việc, cơ quan nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ Bước 1 và xác nhận vào đơn đăng ký, tiến hành lấy mẫu. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 3: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
– Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra (Nếu kết quả phù hợp thì phân bón được thông quan, còn nếu không đạt thì sẽ xử lý theo quy định về xử phạt đối với hàng hóa không phù hợp chất lượng).
Trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, bởi vì đầu tư thâm canh khai thác triệt để đất nên nông dân không ngần ngại đầu tư một lượng lớn phân vô cơ, đôi khi quá lạm dụng phân bón gây hậu quả nghiêm trọng: làm ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, làm giảm độ phì nhiêu đất đai, làm tích lũy dư lượng trong nông sản, đặc biệt là nitrat trong rau.
Bời vì mức độ đầu tư thâm canh cao như hiện nay và vấn đề khai thác đất cạn kiệt do sử dụng phân bón không hợp lý (mất cân đối về số lượng và chủng loại) đã làm cho độ phì đất ngày càng giảm trầm trọng. Đa số các loại đất Việt Nam hiện nay thiếu N, đất phèn, đất phù sa nghèo lân, đất cát biển, đất xám bạc màu ngoài nghèo N,P còn nghèo K trầm trọng, đất đỏ basalt là một trong những đất tốt nhưng vẫn thiếu S.
Độ phì của đất có thể phục hồi một cách hữu hiệu nếu bón phân cân đối, đúng liều lượng, chủng loại kết hợp phân hữu cơ với phân đa dinh dưỡng. Chính vì thế mà việc nhập khẩu các loại phân bón phù hợp có vai trò và ý nghĩa quan trọng.