Quy định về hoạt động kiểm tra trong đấu thầu. Kiểm tra trong đấu thầu đối với hoạt động xây dựng nhưng thường xuyên tổ chức đấu thầu.
Quy định về hoạt động kiểm tra trong đấu thầu. Kiểm tra trong đấu thầu đối với hoạt động xây dựng nhưng thường xuyên tổ chức đấu thầu.
Tóm tắt câu hỏi:
Không giống như những hoạt động xây dựng hay kinh doanh, vào mốc thời gian nhất định. Tôi được biết các cá nhân, tổ chức khi tiến hành kinh doanh sẽ bị kiểm tra các vấn đề về thuế, hàng hóa, đối với hoạt động xây dựng thì kiểm tra chất lượng công trình. Vậy nếu bên tôi hoạt động bên xây dựng nhưng thường xuyên tổ chức đấu thầu và cũng có tham gia đấu thầu, vậy trong đấu thầu có quy định về vấn đề kiểm tra không? Nếu có quy định thì quy định thế nào? Mong được tư vấn từ phía Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Cũng giống như các hoạt động khác, hoạt động đấu thầu cũng sẽ được kiểm tra theo hai hình thức. Theo quy định của Luật đấu thầu 2013 việc kiểm tra đấu thầu bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
Thứ nhất: Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm:
+ Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu;
+ Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;.
+ Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
+ Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
+ Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt;
+ Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi về công tác đấu thầu.
Thứ hai: Nội dung kiểm tra đột xuất:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
Lưu ý: Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Có được đấu thầu khi không thuộc phạm vi điều chỉnh Luật đấu thầu
– Phải làm sao khi đăng nhầm thông tin trên báo đấu thầu?
– Đấu thầu rộng rãi dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông