Quy định về hỗ trợ kinh phí đối với dân quân tự vệ tham gia huấn luyện định kỳ. Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ.
Hàng năm, việc thực hiện huấn luyện định kỳ cho dân quân tự vệ vẫn được Nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh. Việc huấn luyện được tổ chức định kỳ hàng năm diễn ra vào tháng 4. Việc cử quân dân đi huấn luyện, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho đội dân quân thực hiện việc huấn luyện. Vậy những hỗ trợ này được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, thời gian tham gia huấn luyện định kỳ
Thời gian tham gia huấn luyện tự vệ định kỳ được quy định tại Luật dân quân tự vệ 2009 tại Điều 34 như sau:
“1. Hàng năm, dân quân tự vệ nòng cốt được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật theo chương trình cơ bản của từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
2. Thời gian huấn luyện hằng năm được quy định như sau:
a) 15 ngày đối với dân quân tự vệ năm thứ nhất;
b) 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế;
c) 7 ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ;
d) 60 ngày đối với dân quân thường trực.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình, nội dung huấn luyện, danh mục vật chất bảo đảm huấn luyện dân quân tự vệ.”
Như vậy, ta có thể thấy, thời gian để thực hiện tham gia huấn luyện có thời gian quy định rất cụ thể và chi tiết đối với từng trường hợp huấn luyện cụ thể. Ví dụ như huấn luyện tự vệ định kỳ là 7 ngày (một tuần) đối với dân quân tự vệ tại chỗ , đối với dân quân thường trực là 60 ngày, hay đối với dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày…. Việc đặt ra quy định số ngày huấn luyện cụ thể như vậy là vì đặc thù chuyên môn huấn luyện đối với mỗi loại là khác nhau, dẫn đến việc huấn luyện cũng cần thời gian cụ thể khác nhau. Việc huấn luyện mới đạt hiệu quả và chất lượng tốt theo yêu cầu của Nhà nước đưa ra.
Thứ hai, những chính sách hỗ trợ theo quy định pháp luật
Trong thời gian tham gia huấn luyện, Nhà nước đã xây dựng những quy định hỗ trợ cho dân quân trong thời gian huấn luyện cụ thể. Việc đưa ra những quy định về việc hỗ trợ giúp cho việc khuyến khích dân quân thực hiện việc huấn luyện diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ trong thời gian huấn luyện cho dân quân cũng là một trong những chính sách hữu ích, thể hiện sự quan tâm, chu đáo của Nhà nước ta.
Những chính sách hỗ trợ đó được quy định tại Điều 47 Luật dân quân tự vệ 2009 như sau:
‘1. Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách trong trường hợp sau đây:
a) Khi được huy động làm nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 44 của Luật này.
2. Chế độ, chính sách đối với dân quân, trừ dân quân biển và dân quân thường trực, được quy định như sau:
a) Được trợ cấp ngày công lao động theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương tối thiểu chung; nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ hoặc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo quy định của Bộ luật lao động;
b) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định.
3. Tự vệ, trừ tự vệ biển, được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.
4. Cấp quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều này.
5. Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, nếu tiếp tục được kéo dài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định chung, khi được huy động làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm. Mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,04 mức lương tối thiểu chung.’
Như vậy, ta có thể thấy việc hỗ trợ kinh phí cho dân quân tự vệ trong thời gian huấn luyện tại các cơ quan, đơn vị đã được quy định rất rõ ràng. Cơ bản nhất ta có thể thấy việc hỗ trợ về ngày công lao động được quy định theo chế đọ ngày giờ huấn luyện. Bên cạnh đó, trong quá trình huấn luyện, nếu dân quân không có chỗ ở, tạm trú trong thời gian huấn luyện thì sẽ được bố trí nơi ăn, nơi ở trong suốt quá trình huấn luyện. Đây là một trong những chính sách hữu ích, rất thực tế thể hiện sự quan tâm, chu đáo của Nhà nước ta đối với dân quan trong thời gian huấn luyện tại cư quan, đơn vị làm việc.
Thứ ba, chế độ phụ cấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với dân quân trong thời gian huấn luyện
Bên cạnh những chính sách thể hiện sự quan tâm, chu đáo của Nhà nước ta đối với dân quan trong thời gian huấn luyện tại cư quan, đơn vị làm việc đối với dân quân tập huấn theo thời gian định kỳ thì Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự là người thực hiện trực tiếp việc chỉ đạo, tập huấn cho đội ngũ huấn luyện cũng có những chính sách hỗ trợ riêng được quy định tại Điều 17 Nghị định 03/2016/NĐ-CP như sau:
“1. Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng:
a) Chế độ phụ cấp hằng tháng được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 1,0;
b) Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian giữ chức vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
c) Tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Chế độ công tác phí được áp dụng như công chức cấp xã;
đ) Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.
2. Thôn đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng 0,5 mức lương cơ sở và chi trả theo tháng.”
Cũng như đối với dân quân huấn luyện thì ban chỉ huy cũng được hỗ trợ tiền trợ cấp ngày công theo quy định pháp luật, hỗ trợ tiền ăn cơ bản,hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã, đối với tự vệ như cán bộ, công chức.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Có quy định nào chi tiết về hỗ trợ kinh phí đối với Dân quân tự vệ, tại các cơ quan, đơn vị (ví dụ: 01 cán bộ thuộc Sở A, tham gia huấn luyện tự vệ định kỳ, trong thời gian 01 tuần. Vậy cán bộ đó được hưởng những chế độ gì trong thời gian tập đó, và nếu được hưởng là bao nhiêu, cách tính cụ thể như thế nào, căn cứ vào quy định nào của Luật) Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 4 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định thành phần của dân quân tự vệ như sau:
“Điều 4. Thành phần của dân quân tự vệ.
1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.”
Theo bạn trình bày, bạn là cán bộ Sở A, tham gia huấn luyện tự vệ định kỳ, trong thời gian là một tuần. Được hiểu bạn thuộc thành phần dân quân tự vệ tại chỗ theo khoản 3 Điều 5
Về chế độ đối với dân quân tự vệ tại chỗ theo Điều 17
“Điều 17. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp của Thôn đội trưởng; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại cho dân quân tự vệ:
1. Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng:
a) Chế độ phụ cấp hằng tháng được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 1,0;
b) Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian giữ chức vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
c) Tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Chế độ công tác phí được áp dụng như công chức cấp xã;
đ) Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.
>>> Luật sư
2. Thôn đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng 0,5 mức lương cơ sở và chi trả theo tháng.
3. Dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân biển, dân quân thường trực làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8, Điều 44 Luật Dân quân tự vệ được hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã; đối với tự vệ như cán bộ, công chức.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấp hằng tháng, tiền ăn, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng; mức chi phí đi lại cho dân quân tự vệ.”
Như vậy, dân quân tại chỗ được hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã, đối với tự vệ như cán bộ, công chức.