Quy định về hình thức kỷ luật khiển trách đối với Đảng viên. Quy định về thời hạn xóa kỷ luật Đảng viên. Đã bị kỷ luật khiển trách thì Đảng viên có được bổ nhiệm nữa không?
Đảng viên vi phạm các quy định về Điều lệ Đảng thì sẽ bị xử lý kỷ luật phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm nhất định. Đối với trường hợp bị kỷ luật khiển trách thì các văn bản liên quan ghi nhận như thế nào? Đảng viên bị khiển trách có được bổ nhiệm không? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.
–Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam 2011.
-Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.
-Quy định số 30–QĐ/TW Quy định thi hành chương III và chương VIII điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
-Luật cán bộ, công chức năm 2008.
Mục lục bài viết
1. Kỷ luật khiển trách Đảng viên
Khi xem xét áp dụng hình thức kỷ luật Đảng phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
Hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng trong trường hợp nào? Khoản 1 Điều 7 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định như sau:
“1.Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chống diễn biến hòa bình.
c) Có biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
d) Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.”
Luật sư
2. Đảng viên bị kỷ luật khiển trách có được bổ nhiệm không?
Trong Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam 2011. tại khoản 3 Điều 40 có ghi nhận trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức trong thời hạn một năm sẽ không được bầu vào cấp ủy, bổ nhiệm vào các chức vụ, vấn đề này cũn được khẳng định lại tại Khoản 3 Điều 40 Quy định số 30–QĐ/TW Quy định thi hành chương III và chương VIII điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định:
“3- Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.”
Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, quy định về mặt đảng không ghi nhận việc bị kỷ luật khiển trách thì không được bổ nhiệm lại về sau. Tùy từng trường hợp là cán bộ, công chức hay viên chức mà áp dụng cụ thể. Như trong Luật cán bộ, công chức năm 2008. quy định tại Điều 82, điều này được sửa đổi bổ sung tại khoản 17, Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và
“2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
……..
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.”
+Nếu cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách mà vẫn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực thì cán bộ, công chức đó sẽ không được xem xét bổ nhiệm lại theo quy định của pháp luật.
+Nếu cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách nhưng đã hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực thì cán bộ, công chức đó có thể được xem xét bổ nhiệm lại theo quy định của pháp luật.
II.TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.
1.Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật sư trường hợp sau: Đảng viên cơ quan DNNN bị Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Quyết định kỷ luật hình thức khiển trách ký Quyết Định Kỷ Luật ngày 05/01/2020 nhưng không nêu thời hạn xóa kỷ luật đảng.Vậy xin Luật sư tư vấn giúp tôi hiểu rõ. Chân thành cảm ơn Luật sư?
2.Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đên
Tại Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam 2011 quy định:
“1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật :
– Đối với tổ chức đảng : khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với đảng viên chính thức : khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đối với đảng viên dự bị : khiển trách, cảnh cáo.”
Về thẩm quyền thi hành kỷ luật Đảng viên vi phạm, Điều 36 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam 2011 có quy định:
“Điều 36. Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm :
1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
……….
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.
5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.
6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.”
Về thủ tục tiến hành kỷ luật Đảng viên bao gồm những quy định chủ yếu sau đây:
1. Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỳ luật.Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỳ luật.
2. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỳ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định.
3. Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.
4. Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.
5. Quyết định của cấp dưới về kỳ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp, nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.
6. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.
7. Việc biểu quyết kỷ luật phải thực hiện bằng phiếu kín.
8. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức, thì tùy nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.
9. Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải quyết định khai trừ ra khỏi Đảng.
10. Đảng viên bị kỳ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.
11. Đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới về kỷ luật cách chức, khai trừ đảng viên, giải tán tổ chức đảng khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định và công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng đó vẫn được hoạt động.
Theo quy định trên, trường hợp của bạn đảng viên cơ quan DNNN bị Ủy ban Kiểm tra huyện ủy quyết định kỷ luật hình thức khiển trách ký quyết định kỷ luật ngày 05/01/2020 nhưng không nêu thời hạn xóa kỷ luật đảng hiện nay điều lệ đảng và các văn bản hướng dẫn có liên quan không quy định cụ thể về vấn đề này. Do vậy trong trường hợp này bạn có thể lên Ủy ban Kiểm tra huyện ủy nơi ra quyết định kỷ luật đối với đảng viên để được giải đáp.