Hình phạt tiền (fine) là gì? Hình phạt tiền trong tiếng Anh là gì? Quy định về hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam? Phạt tiền có thay thế cho phạt tù được không?
Hình phạt tiền là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt vừa được quy định với tính chất là hình phạt chính vừa được quy định với tính chất là hình phạt bổ sung. Đây là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời đã được quy định trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ khá sớm. Cùng với sự phát triển của pháp luật hình sự, các quy định về hình phạt tiền cũng dần dần được hoàn thiện. Có thể thấy, hình phạt tiền được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là kết quả của nhiều lần sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt này của các Cơ quan bảo vệ pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
Khái niệm và quy định về trường hợp phạt tiền
1. Hình phạt tiền là gì?
Từ quy định của
2. Hình phạt tiền trong tiếng Anh là gì?
Hình phạt tiền trong tiếng Anh là “Fine”.
3. Quy định về hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định phạt tiền tại Điều 35 đối với cá nhân và tại Điều 77 đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.”
“Điều 77:
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.”
Phạm vi, điều kiện áp dụng
Một là, đối với cá nhân bị kết án.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLHS hiện hành thì phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chỉ trong hai trường hợp sau:
– Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và điều luật về tội phạm ấy có quy định hình phạt tiền.
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.
– Tội phạm mà người bị kết án thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng và thuộc các nhóm tội phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được BLHS quy định.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng, hình phạt tiền là hình phạt chính chủ yếu được áp dụng đối với 3 nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, BLHS hiện hành cũng cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với một số tội phạm khác mà điều luật có quy định hình phạt này.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 35 BLHS hiện hành thì hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được áp dụng trước hết đối với người bị kết án về các tội tham nhũng, các tội phạm về ma túy. Ngoài ra, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung còn có thể áp dụng đối với những tội phạm khác do BLHS quy định.
Khoản 3 Điều 35 BLHS hiện hành quy định rõ mức phạt tiền và căn cứ quyết định mức phạt tiền, theo đó mức phạt tiền thấp nhất khi áp dụng hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung là 1.000.000 đồng. Như vậy Khoản 3, Điều 35 chỉ quy định mức phạt tiền tối thiểu mà không quy định mức phạt tiền tối đa. Do vậy,
Hai là, đối với pháp nhân thương mại bị kết án.
Theo quy định tại Điều 77 BLHS hiện hành, đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt tiền cũng được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung Về phạm vi áp dụng:
Theo quy định tại Điều 76 BLHS hiện hành thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm về những tội phạm quy định tại 33 điều luật thuộc phần các tội phạm của BLHS, trong đó có 22/47 tội thuộc các tội xâm phạm trật tự kinh tế; 9/12 tội thuộc nhóm các tội phạm về môi trường và 2/68 tội của các nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Trong ba nhóm tội phạm này, BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung đối với 18/22 tội và hình phạt tiền chỉ là hình phạt chính đối với 4/22 tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Thế còn; 9/12 tội xâm phạm về môi trường, BLHS hiện hành được quy định hình phạt tiền vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung.
Đối với các tội phạm có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, BLHS hiện hành quy định cụ thể mức phạt tiền tối thiểu và tối đa tương ứng với từng khung hình phạt.
Ba là, hình phạt tiền không áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Chính vì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nhất mà đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội, buộc phải cách ly họ khỏi xã hội hoặc nếu trong trường hợp không thể giáo dục được nửa thì buộc phải tử hình.
4. Phạt tiền có thay thế cho phạt tù được không?
Theo Khoản 3 Điều 189 của tội danh này quy định: “phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 1 – 3 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 5 – 10 năm”. Trường hợp này, HĐXX nhận thấy Dương có đủ điều kiện để thi hành án phạt tiền nên áp dụng hình phạt trên theo hướng có lợi cho bị cáo.
Có thể nói đây là vụ án hình sự đầu tiên áp dụng hình thức phạt tiền thay vì phạt tù tại Việt Nam khi áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo khi tuyên án.
HĐXX trên cơ sở cân nhắc mức độ hành vi nguy hiểm của tội phạm, hậu quả pháp lý và hoàn cảnh nhân thân của bị cáo để tuyên một bản án đủ sức răn đe và đầy nhân văn.
Trên thực tế có nhiều vụ án, các bị cáo chiếm đoạt một số lượng tài sản của Nhà nước, tòa án đã áp dụng mức hình phạt tù rất cao nhưng không thể thu hồi hoặc thu hồi không đáng kể tài sản thất thoát bởi lẽ hình phạt tù làm triệt tiêu ý thức trả lại tài sản đã chiếm đoạt của bị cáo. Điều này gây khó khăn trong việc thi hành án, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc phạt tiền được áp dụng sẽ góp phần thu hồi tài sản bị gây thiệt hại, tạo điều kiện cho bị cáo khắc phục hậu quả gây ra.
Vì vậy, tác giả đồng ý với quan điểm tòa án các cấp cần tăng cường áp dụng hình phạt tiền thay cho phạt tù đối với các vụ án ít nghiêm trọng, tội phạm về tham nhũng, kinh tế. Khi đó, nếu bị cáo có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng, đặc biệt là chứng minh được khả năng tài chính thì tòa án nên tuyên phạt tiền thay vì phạt tù. Điều này vừa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.