Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế.
Bước sang kỷ nguyên hội nhập, trao đổi hàng hóa được khuyến khích, sự da dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa…là tất yếu. Vì vậy hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, ký hiệu quy chuẩn ký thuật cũng tất yếu ra đời với mục đích quản lý sự đa dạng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chống lại hiện tượng tiêu cực phát sinh từ môi trường kinh tế cạnh tranh. Tất yếu Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn ký thuật 2006 cung ra đời là công cụ pháp lý phục vụ quản lý nhà nước. Theo pháp luật hệ thống quy chuẩn ký thuật, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật gồm nội dung sau:
– Định nghĩa: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
– Hình thức: ban hành dưới dạng văn bản.
– Nội dung: Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
–Thẩm quyền xây dựng, quản lý, ban hành:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: xây dựng và ban hành trong phạm vi được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: thẩm định dự thảo.
c) Chính phủ: thực hiện quy định mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượnghoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương nhằm phục vụ tại địa phương;
b) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganh bộ.
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật ngoài các cơ quan nhà nước còn có sự tham gia của tổ chức, cá nhân được pháp luật cho phép.
– Loại quy chuẩn kỹ thuật:quy chuẩn kỹ thuật chung, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường,quy chuẩn kỹ thuật quá trình,quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.
– Thời hiệu: hệ thống quy chuẩn kỹ thuật được xay dựng theo 5 năm và hàng năm.
Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, ký hiệu quy chuẩn ký thuật phải căn cứ theo quy định pháp luật.
– Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành:
Lập kế hoạch xây dựng quy chuẩn ký thuật trên cơ sở đó xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Lấy ý kiến rộng rãi, công khai ; tổ chức hội nghị chuyên đề. Trên cơ sở góp ý hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến.
Tổ chức thẩm định dự thảo.
Hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức rà soát quy chuẩn kỹ thuật định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.
Trình tự sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật cũng phải tuan thủ các bước như khi ban hành.
– Quy chuẩn, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật được hanh hàng, xuất bản rộng rãi.,Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.