Theo quy định của luật hải quan, khu ngoại quan được xem là các khu vực kho bãi lưu giữ hàng hóa đã thực hiện hoàn tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề hạch toán hàng hóa ở khu ngoại quan.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hạch toán hàng hóa ở khu ngoại quan:
Hạch toán hàng hóa ở khu ngoại quan sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư
Thứ nhất, trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành thủ tục hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thì được thực hiện như sau:
– Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào hóa đơn mua hàng của các loại hàng mua chưa về nhập kho, nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, ghi:
+ Nợ TK 151 – Đây được xác định là hàng mua đang đi đường (đây là giá chưa có thuế giá trị gia tăng);
+ Nợ TK 133 – Đây được xác định là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ;
+ Có TK 331 – Đây được xác định là phải trả cho người bán;
+ Có các TK 111, TK 112, TK 141 …
– Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì giá trị hàng mua trên thực tế sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng;
– Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, cần phải căn cứ hóa đơn và căn cứ vào
+ Nợ TK 152 – Đây được xác định là nguyên liệu, vật liệu;
+ Nợ TK 153 – Đây được xác định là công cụ, dụng cụ;
+ Nợ TK 156 – Đây được xác định là hàng hóa;
+ Có TK 151 – Đây được xác định là hàng mua đang đi đường.
– Trường hợp sang tháng sau hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường không thực hiện thủ tục nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho người bán, giao tại bến cảng, giao tại bến bãi, hoặc gửi thẳng trực tiếp cho khách hàng, gửi thẳng cho bên bán đại lý, ký gửi, ghi:
+ Nợ TK 632 – Đây được xác định là giá vốn hàng bán;
+ Nợ TK 157 – Đây được xác định là hàng gửi đi bán;
+ Có TK 151 – Đây được xác định là hàng mua đang đi đường.
– Trường hợp hàng mua đang đi đường bị hao hụt, hàng mua đang đi đường bị mất mát phát hiện ngay khi phát sinh hoặc khi kiểm kê cuối kỳ, căn cứ vào biên bản về mất mát và biên bản về hao hụt, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất mát/hao hụt, ghi:
+ Nợ TK 1381 – Đây được xác định là tài sản thiếu đang chờ xử lý;
+ Có TK 151 – Đây được xác định là hàng mua đang đi đường.
Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, được thực hiện như sau:
– Đầu kỳ, kế toán doanh nghiệp cần phải căn cứ trị giá thực tế hàng hoá, trị giá thực tế vật tư đang đi đường đã kết chuyển cuối kỳ trước kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đang đi đường đầu kỳ, ghi:
+ Nợ TK 611 – Đây được xác định là mua hàng;
+ Có TK 151 – Đây được xác định là hàng mua đang đi đường.
– Cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp cần phải căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá thực tế của hàng hóa, trị giá thực tế của vật tư đã mua nhưng chưa về nhập kho, ghi:
+ Nợ TK 151 – Đây được xác định là hàng mua đang đi đường;
+ Có TK 611 – Đây được xác định là mua hàng.
2. Thời hạn giữ hàng hóa tại khu ngoại quan là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về vấn đề gửi hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế hoặc các địa điểm thu gom hàng lẻ. Cụ thể như sau:
– Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan sẽ được lưu giữ trong khoảng thời gian không vượt quá 12 tháng được tính kể từ ngày hàng hóa đó được gửi vào kho, trong trường hợp có lý do chính đáng thì sẽ được Cục trưởng Cục hải quan nơi đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần, tuy nhiên lần gia hạn không được phép kéo dài quá 12 tháng;
– Nguyên liệu và vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian không quá 12 tháng được tính kể từ ngày được gửi vào kho. Trong trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được chủ thể có thẩm quyền đó là Chi cục trưởng Chi cục hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn cần phải phù hợp với chu trình sản xuất.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Công văn 19046/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định của
Theo đó thì có thể nói, hàng hóa gửi kho ngoại quan sẽ được lưu giữ trong khoảng thời gian không vượt quá 12 tháng được tính kể từ ngày hàng hóa được chuyển vào kho. Tuy nhiên trong trường hợp có lý do chính đáng thì cục trưởng Cục hải quan nơi đang quản lý kho ngoại quan đó sẽ gia hạn một lần, tuy nhiên lần gia hạn không quá 12 tháng.
3. Điều kiện để thành lập khu ngoại quan được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định về điều kiện thành lập kho ngoại quan. Theo đó:
– Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ sẽ được thành lập tại các địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
+ Có cần biển, các cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong khu vực nội địa, cửa khẩu đường bộ, ra đường sắt liên vận quốc tế;
+ Các khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
– Kho bảo thuế theo quy định của pháp luật sẽ được thành lập trong các khu vực nhà máy của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
– Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế hoặc địa điểm thu gom hàng lẻ.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình thành lập kho ngoại quan thì cần phải đáp ứng điều kiện về khu vực. Theo đó, kho ngoại quan sẽ được thành lập ở những nơi có các khu vực sau:
– Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế;
– Cảng xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong khu vực nội địa, tại các khu vực cửa khẩu đường bộ;
– Ga đường sắt liên vận quốc tế;
– Khu công nghiệp, khu công nghiệp cao;
– Khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Công văn 19046/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định của
– Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: