Doanh nghiệp góp vốn không được dùng tiền mặt? Trường hợp được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Các trường hợp góp vốn bao gồm trường hợp góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc trường hợp góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Khi thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp thì người góp vốn sẽ trở thành một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Pháp
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 222/2013/NĐ-CP
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp góp vốn không được dùng tiền mặt:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt thì tiền mặt được hiểu là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Hiện nay, khi góp vốn vào công ty đã cấm hình thức giao dịch bằng tiền mặt đối với các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện góp vốn vào các doanh nghiệp khác. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 3
1.1. Đối tượng áp dụng:
Theo Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-BTC về đối tượng áp dụng thì những đối tượng không được giao dịch bằng tiền mặt khi góp vốn vào công ty bao gồm:
-Các doanh nghiệp;
-Các tổ chức có liên quan trong quan hệ giao dịch được quy định tại Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTC: Các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác; và hình thức thanh toán của các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng trong quan hệ vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Nội dung:
a) Cấm góp vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức tiền mặt.
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác thì:
Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
b) Hình thức giao dịch được phép thực hiện của các doanh nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC thì khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
+ Thanh toán bằng Séc;
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
– Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là việc sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp không được phép thực hiện thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cũng không được phép sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Theo đó, các doanh nghiệp khi thực hiện góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp không được sử dụng hình thức góp vốn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, quy định trên này quy định doanh nghiệp không được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng hình thức tiền mặt chứ không quy định việc cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp thì không được góp vốn bằng hình thức tiền mặt.
Do đó, cá nhân Việt Nam là đối tượng duy nhất được góp vốn vào công ty bằng tiền mặt khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp thêm vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, đăng ký mua cổ phần chào bán của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Như vậy, cá nhân khi góp vốn vào các doanh nghiệp có thể góp vốn bằng hình thức tiền mặt, bởi không có quy định nào bắt buộc cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp phải qua tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều ý kiến cho rằng khi cá nhân thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp thì cũng không được góp vốn bằng hình thức tiền mặt mà bắt buộc phải góp vốn qua ngân hàng. Bởi hiện nay Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế đang tiến tới việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng thì cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp nên chọn hình thức thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, quy định trên sẽ bị hạn chế nếu trong trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận vốn góp của cá nhân thuộc các trường hợp pháp luật có quy định đặc biệt chẳng hạn như trường hợp công ty có vốn nước ngoài phải thực hiện việc quản lý vốn góp và góp vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư của công ty. Do đó khi góp vốn vào công ty, các thành viên, cổ đông công ty đều phải thực hiện việc chuyển khoản nếu góp vốn bằng tiền. Trên thực tế, ngân hàng quản lý tài khoản vốn cũng sẽ tiến hành từ chối cho nộp tiền mặt vào tài khoản vốn đầu tư dù người góp vốn là cá nhân Việt Nam.
Trong trường hợp cá nhân góp vốn bằng tiền mặt để mở công ty thì cần phải chuẩn bị các chứng từ sau:
– Phiếu thu: Nội dung của phiếu thu ghi rõ góp vốn kinh doanh vào công ty; phiếu thu phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.
– Biên bản kiểm kê tiền mặt theo mẫu quy định.
– Biên bản góp vốn theo mẫu quy định.
3. Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực khác nhau để có thể tiến hành hoạt động, trong đó quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn. Do đó, sau khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc tiến hành sản xuất kinh doanh, thì khi cần thiết chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhau từ bên ngoài. Góp vốn được hiểu là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Theo quy định tại
Có thể thấy, quy định này đã mở ra một khoảng rộng cho các bên thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp có thể tự do thỏa thuận xác định những loại tài sản khác được góp vốn… Ngoài ra, các bên cùng nhau tham gia thành lập công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty dưới các hình thức góp vốn bằng tài sản, góp vốn bằng tri thức hoặc hoạt động hay công việc theo quy định của pháp luật.
3.1. Góp vốn bằng tài sản:
Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể được đem góp làm vốn của công ty, như góp vốn bằng tiền mặt, góp vốn bằng hiện vật hay góp vốn bằng quyền. Để có thể góp vốn vào công ty, các loại tài sản góp vốn phải đáp ứng đủ điều kiện là có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự một cách hợp pháp, bởi bản thân hoạt động góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, do đó tài sản góp vốn phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản. Cụ thể:
– Tài sản góp vốn là tiền mặt có thể được góp dưới dạng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
– Tài sản góp vốn là hiện vật có thể được góp dưới dạng bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc động sản không phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
– Hình thức góp vốn bằng quyền thường được thể hiện dưới một số dạng như: góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng dụng hay sản nghiệp thương mại. Trong đó:
+ Đối với quyền sở hữu theo Luật sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm quyền sở hữu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại hoặc bí mật kinh doanh…; quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng…và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Đối với quyền hưởng dụng, khác với góp vốn bằng tài sản, việc góp vốn vào doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng hình thức góp vốn bằng quyền hưởng dụng tài sản. Theo đó, người góp vốn vào công ty chỉ cho công ty được quyền dùng tài sản mà người góp là chủ sở hữu và thu lợi từ tài sản đó và công ty không có quyền định đoạt đối với tài sản đó. Hình thức góp vốn này có những đặc điểm giống với cho thuê tài sản trong pháp luật dân sự.
+ Đối với sản nghiệp thương mại, thì bao gồm cả yếu tố hữu hình (ví dụ như hệ thống cửa hàng, hàng hóa, máy móc, xe cộ cũng như các vật dụng khác) và yếu tố vô hình (ví dụ như mạng lưới khách hàng, mạng lưới cung ứng dịch vụ, thương hiệu…) theo quy định của pháp luật.
3.2. Góp vốn bằng tri thức:
Hình thức góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu là việc góp vốn bằng chính khả năng của cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp bằng những khả năng chuyên môn và kiến thwusc tích lũy như khả năng nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, chế tác, tổ chức sản xuất, kinh doanh, các phản ứng nhạy bén với thị trường… của cá nhân đó.
Người góp vốn vào doanh nghiệp bằng tri thức phải đảm bảo yêu cầu sẽ mang tri thức của mình ra để phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích của công ty, hay còn gọi là cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra theo quy định. Tuy nhiên việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng tri thức sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi công ty cho cá nhân góp vốn bằng tri thức hoặc chứng minh sự vi phạm về nghĩa vụ của người góp vốn.
3.3. Góp vốn bằng hoạt động hay công việc:
Việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng hoạt động hay công việc được hiểu là việc cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền. Chẳng hạn như người thợ gốm lành nghề có thể dùng khả năng và công sức của mình làm vốn góp ban đầu vào công ty, hay chảng hạn như một ca sĩ có thể dùng hành động là biểu diễn ca nhạc để thu lợi nhuận về cho công ty và qua đó hưởng lợi nhuận, đây được coi là hình thức góp vốn bằng hoạt động hoặc công việc.
Cũng giống với hình thức góp vốn bằng tri thức, hình thức góp vốn bằng sức lao động khiến người góp vốn bị ràng buộc vào nghĩa vụ mẫn cán và trung thực đối với công ty.