Án phạt cải tạo không giam giữ là gì? Các quy định về điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ? Thời gian được giảm chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ? Quy định của pháp luật về thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Nhà nước đã đặt ra các khung hình phạt tương xứng với từng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do người phạm tội thực hiện. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhân thân người phạm tội, quan hệ xã hội bị xâm phạm, thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã hội, ý thức chủ quan của người phạm tội. Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, hệ thống các hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; các loại hình phạt đó được sắp xếp theo trật tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta là kết hợp giáo dục, thuyết phục với cưỡng chế, trấn áp.
Theo đó, án phạt “Cải tạo không giam giữ” được coi là hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt tù. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội. Trên thực tế, căn cứ vào tính chất, mức độ phạm tội với các tình tiết giảm nhẹ hình phạt mà cơ quan có thầm quyền sẽ xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
1. Án phạt cải tạo không giam giữ là gì?
Hình phạt được hiểu là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự do Tòa án quyết định áp dụng, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người hoặc pháp nhân thương mại. Hình phạt được đặt ra không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giúp giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Hình phạt cải tạo không giam giữ có thể hiểu là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống xã hội, mà họ được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, họ vẫn được sống với gia đình như những người khác nhưng phải chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc cư trú.
2. Các quy định về điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật thi hành án hình sự 2019, việc giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như sau:
“1. Người chấp hành án có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định giảm thời hạn chấp hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt;
b) Trong thời gian thử thách người chấp hành án đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 99 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;
c) Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự trong trường hợp có nghĩa vụ dân sự.
2. Người chấp hành án mỗi năm được xét giảm thời hạn chấp hành án 01 lần, mỗi lần có thể được giảm từ 03 tháng đến 09 tháng.
3. Người chấp hành án có thể được giảm thời hạn chấp hành án nhiều lần nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là một phần hai mức án, đối với người chấp hành án là người dưới 18 tuổi thì phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án.
4. Người chấp hành án đã lập công, người đã quá già yếu hoặc người bị bệnh hiểm nghèo đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án, mức giảm mỗi lần cao nhất là 01 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án.
5. Người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nếu lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay. Trường hợp đã chấp hành được hai phần năm mức án thì có thể được giảm hết thời hạn còn lại.”
Theo đó, điều kiện để được giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là người chấp hành án phạt đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt, trường hợp người chấp hành án phạt là người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt; người chấp hành án trong thời gian thời gian chấp hành đã thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ, tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm, lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng; hoặc người chấp hành án đã quá già yếu hoặc người bị bệnh hiểm nghèo đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi nếu lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì sẽ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ ngay.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6
– Điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là người chấp hành án đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người chưa thành niên là một phần tư thời hạn án phạt, có nhiều tiến bộ, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương,…
– Trong trường hợp người chấp hành án lập công hoặc là người đã già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
3. Thời gian được giảm chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật thi hành án hình sự 2019 thì người chấp hành án mỗi năm được xét giảm thời hạn chấp hành án 01 lần, mỗi lần có thể được giảm từ 03 tháng đến 09 tháng.
Người chấp hành án có thể được giảm thời hạn chấp hành án nhiều lần nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là một phần hai mức án, đối với người chấp hành án là người dưới 18 tuổi thì phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án.
Trong trường hợp đặc biệt, đối với những người chấp hành án đã lập công, người chấp hành án đã quá già yếu hoặc người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, mức giảm mỗi lần cao nhất là 01 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án.
Đối với trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xét giảm ngay. Trường hợp đã chấp hành được hai phần năm mức án thì có thể được giảm hết thời hạn còn lại.
4. Quy định của pháp luật về thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Theo Điều 103 Luật thi hành án hình sự 2019, quy định của pháp luật về thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện giảm thời hạn chấp hành án, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu kèm theo tài liệu có liên quan để đề nghị giảm thời hạn chấp hành án.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và có văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án đối với người có đủ điều kiện gửi đến Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện lập hồ sơ giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ và có văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án đối với người có đủ điều kiện gửi đến Tòa án và Viện kiểm sát quân sự khu vực. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện lập hồ sơ giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có văn bản thông báo cho đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
– Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án bao gồm:
+ Đơn đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của người chấp hành án
+ Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét giảm thời hạn chấp hành án từ lần thứ hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án
+ Văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án
+ Trường hợp người chấp hành án được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có
+ Trường hợp người chấp hành án đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án
+ Tài liệu khác có liên quan
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án cư trú hoặc làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định cho giảm thời hạn chấp hành án có trụ sở