Tìm hiểu về quyền giám sát? Quyền giám sát công an nhân dân của người dân? Quy định về giám sát hoạt động của Công an nhân dân?
Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường công tác giám sát trong Đảng cùng với việc phát huy vai trò giám sát của Nhân dân có ý nghĩa và những vị trí rất đặc biệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đảm bảo được quyền làm chủ của toàn dân. Việc giám sát hoạt động của Công an nhân dân là rất cần thiết và góp phần bảo đảm vai trò của các chiến sĩ Công an nhân dân. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy định về giám sát hoạt động của Công an nhân dân?
Căn cứ pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về quyền giám sát:
Ta hiểu về giám sát như sau:
Giám sát được hiểu cơ bản chính là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động và nó sẽ diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để nhằm mục đích buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng theo một quỹ đạo, quy chế nhằm để có thể thông qua đó đạt được mục đích, hiệu quả từ trước và từ đó có thể đảm bảo cho pháp luật sẽ được tuân theo nghiêm chỉnh theo từ điển Luật học.
Quyền giám sát trong Hiến pháp năm 2013:
Mỗi chúng ta đều biết rằng, bản chất của Nhà nước ta đó chính là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp năm 2013 được ban hành đã tiếp tục kế thừa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của các văn bản Hiến pháp được ban hành trong giai đoạn trước đó. Cụ thể là quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Khi thực hiện việc so sánh với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 cũng đã giúp khẳng định được quyền lực nhà nước không chỉ mang tính thống nhất, phân công, phối hợp mà còn được kiểm soát bởi các tổ chức, cá nhân. Đây là một trong số các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân nên quyền lực của tất cả các cơ quan đều sẽ cần phải được kiểm soát.
Kiểm soát quyền lực của các cơ quan Nhà nước cũng có thể thực hiện bằng cơ chế kiểm soát bên trong nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước theo đúng các quy định pháp luật và thông qua các cơ chế bên ngoài nhà nước. Cụ thể chính là sự kiểm soát của các tổ chức Đảng, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của các tổ chức xã hội và các chủ thể là những cá nhân công dân.
Một nguyên tắc nữa đó là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 cũng đã bổ sung phương thức Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước các cơ quan khác của Nhà nước. Đây là một điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992. Dân chủ trực tiếp trong giai đoạn hiện nay cũng được thực hiện qua nhiều cách thức khác nhau, qua việc cơ quan nhà nước trưng cầu dân ý, qua việc người dân tham gia quản lý nhà nước, thông qua hoạt động giám sát.
Các chủ thể là những cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ phải phục tùng Nhân dân, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm phải giữ mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự giám sát của Nhân dân. Hiến pháp nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã ghi nhận trực tiếp quyền giám sát của Nhân dân đối với bộ máy nhà nước, được thể hiện cụ thể ở trong Điều 8 Hiến pháp năm 2013 với nội dung cụ thể như sau: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
2. Quyền giám sát công an nhân dân của người dân:
Pháp luật quy định, trong giai đoạn hiện nay, về quyền giám sát của người dân về cơ bản bao gồm việc người dân thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác thực hiện việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; giám sát việc chấp hành đối với các điều lệnh, thái độ, tác phong của các chủ thể là những cán bộ, chiến sĩ công an khi các chủ thể đó làm nhiệm vụ.
Việc giám sát công an nhân dân của người dân có thể được áp dụng theo hình thức thông qua các thông tin công khai của công an và thông qua các phản hồi của các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật hiện hành; hay thông qua quá trình tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với các chủ thể là những công an nhân dân; thông qua kết quả giải quyết đối với các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Hoạt động giám sát của Nhân dân cũng chính là sự thể hiện cụ thể của việc phát huy đối với quyền làm chủ của Nhân dân, của chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Cũng chính bởi vì vậy, thời gian qua các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh cũng đã phát huy hiệu quả đối với vai trò giám sát của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ta cũng nhận thấy rằng, hiện nay, việc phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong giám sát đối với hoạt động của công an nhân dân đã góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền địa phương.
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát đối với các chiến sĩ công an nhân dân cần có sự quyết liệt từ cơ chế, chủ thể là người đứng đầu các cấp đến sự vào cuộc sâu sát của Nhân dân sẽ mang đến kết quả cho quá trình phát triển của các địa phương nói riêng, sự nghiệp của đất nước, của Đảng, của Nhân dân nói chung.
Khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cũng sẽ góp phần giúp phát hiện kịp thời những sai phạm trên các lĩnh vực, kể cả các chủ thể là những cán bộ, đảng viên để nhằm mục đích có thể ngăn ngừa, cảnh tỉnh, răn đe người khác không vi phạm vào các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Quy định về giám sát hoạt động của Công an nhân dân:
Việc giám sát hoạt động của Công an nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Công an nhân dân 2018, theo đó, việc giám sát hoạt động của Công an nhân dân được quy định với nội dung cụ thể như sau:
“Điều 10. Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.”
Như vậy, trên đây là quy định về việc giám sát hoạt động của Công an nhân dân. Việc thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết và có những vai trò rất quan trọng.
Nhằm mục đích để có được một hệ thống chính trị vững mạnh, đủ sức thực hiện tốt vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh việc phải thực hiện đổi mới nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, đạo đức, nâng cao chất lượng đảng viên và nhiều vấn đê khác thì ta thấy rằng, công tác giám sát hoạt động của Công an nhân dân lại càng khẳng định ở tầm quan trọng đặc biệt.
Thông qua quá trình thực hiện kiểm tra chặt chẽ, giám sát sát sao của các cấp ủy đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp và các tầng lớp nhân dân cũng từ đó mà đã kịp thời phát hiện những khó khăn, thiếu sót trong lãnh đạo, quản lý, những bất cập trong cơ chế, chính sách, và thông qua đó thì cũng đã giúp tổ chức Đảng tự hoàn thiện trong quá trình xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của các tầng lớp nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tăng cường công tác giám sát hoạt động của Công an nhân dân và bên cạnh đó cũng cần phát huy vai trò giám sát của Nhân dân. Công tác này có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đối với đội ngũ Công an nhân dân và đảm bảo được quyền làm chủ của Nhân dân.
Trên thực tế, ta nhận thấy rằng, có rất nhiều các chủ thể là những người cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao, cán bộ đương chức, nghỉ hưu hay các chủ thể là những cán bộ liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng đã bị xử lý vi phạm sau khi có kết luận từ công tác thực hiện việc kiểm tra, giám sát, trong đó có giám sát của Nhân dân. Cùng từ đó mà người dân đang ngày càng tin tưởng và mạnh dạn hơn trong quá trình thực hiện việc giám sát, kiến nghị, thậm chí là tố cáo những vi phạm liên quan đến lợi ích cộng đồng, cá nhân cũng như người dân cũng đã khá thẳng thắn trong việc thực hiện đánh giá đối với các chủ thể là những cán bộ, đảng viên qua quá trình điều hành, chỉ đạo lẫn đạo đức, lối sống.