Khái quát về đối xử nhân đạo với vật nuôi? Quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi theo Luật chăn nuôi như thế nào?
Ngành chăn nuôi tồn tại lâu đời ở nước ta và chiêm tỷ trọng lớn, góp phần đưa nền kinh tế phát triển, cung cấp nguồn cung về sản phẩm chăn nuôi. Vật nuôi trong ngành chăn nuôi là yếu tố chủ chốt, cần được chăn nuôi đúng quy định, đồng thời thực hiện các quy định về đối xử nhân đạo đối với vật nuôi nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về đối xử nhân đạo với vật nuôi:
Tất cả các loài động vật đều xứng đáng được đối xử nhân đạo. Ở nhiều nước trên thế giới, điều đó có nghĩa là đảm bảo rằng vật nuôi khỏe mạnh và hạnh phúc trong suốt cuộc đời của chúng.
Những trường hợp đối xử tàn ác với động vật cũng gây đau buồn cho những người nông dân Úc cũng như đối với cộng đồng rộng lớn hơn. Ngành công nghiệp này biết rằng việc đảm bảo sức khỏe và sức khỏe tốt cho động vật không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là điều đúng đắn cần phải làm.
Đối với nông dân các nước, đối xử nhân đạo với vật nuôi có nghĩa là: Cung cấp giảm đau trong các thủ tục chống đối không thể tránh khỏi; Đảm bảo tất cả vật nuôi được cung cấp dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là khi đang mang thai; Giữ cho vật nuôi bình tĩnh với cách xử lý ít căng thẳng; Đối xử tôn trọng vật nuôi khi giết mổ theo cách có nghĩa là chúng không phải chịu đau đớn hoặc đau khổ không cần thiết hoặc không cần thiết; Theo đuổi các biện pháp thay thế không xâm lấn cho các thủ tục phẫu thuật.
Một ví dụ đối với đối xử nhân đạo với vật nuôi, Úc là nước tiêu biểu về việc thực hiện các nguyên tắc nhân đạo. Các Tiêu chuẩn và Hướng dẫn Phúc lợi Động vật của Úc được tạo ra để hài hòa và hợp lý hóa luật phúc lợi chăn nuôi trên khắp nước Úc. Các tiêu chuẩn này tạo cơ sở cho việc phát triển và thực thi pháp luật và thực thi nhất quán trên toàn nước Úc.
Các tiêu chuẩn bao gồm: Đảm bảo vật nuôi được tiếp cận hợp lý với thức ăn và nước uống đầy đủ và thích hợp; Đảm bảo điều trị kịp thời cho vật nuôi ốm, bị thương, bị bệnh; Đảm bảo giảm đau khi thiến gia súc; Đảm bảo chó được kiểm soát hiệu quả trong quá trình xử lý gia súc. Để giúp nông dân chứng minh rằng việc xử lý vật nuôi tại trang trại của họ phù hợp với các tiêu chuẩn này, ngành công nghiệp đã phát triển chương trình Đảm bảo Sản xuất Chăn nuôi, tập trung vào quyền lợi động vật.
Ngành công nghiệp thịt đỏ của Úc đã chủ động trong việc tạo ra các khuôn khổ mới để hỗ trợ cam kết của ngành trong việc thực hành tốt nhất sức khỏe và phúc lợi động vật. Khung Bền vững của Bò Úc được ra mắt vào năm 2017 và Khung Bền vững của Cừu Úc được khởi động vào năm 2021. Những khuôn khổ này xác định sản xuất bền vững và theo dõi việc thực hiện các ưu tiên chính, bao gồm cả phúc lợi động vật, theo thời gian.
Ngành công nghiệp cũng tiếp tục đầu tư vào các dự án nghiên cứu để giải quyết các mối quan tâm về quyền lợi động vật và đảm bảo cải thiện liên tục các thực hành về quyền lợi động vật. Các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hiện tại bao gồm: Đo lường thái độ của công chúng đối với quyền lợi và đối xử với động vật; Thay thế các phương pháp chăn nuôi ác cảm bằng các phương pháp không đau; Giảm bớt các thủ tục phản cảm không thể tránh khỏi thông qua việc sử dụng thuốc giảm đau; Phát triển công nghệ vắc xin để thay thế nhu cầu chăn thả gia súc; Sản xuất các phương pháp điều trị vết thương mới để làm lành vết thương sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, tăng phúc lợi và tốc độ chữa lành vết thương; Xác định và đánh giá các biện pháp khách quan về quyền lợi động vật; Cung cấp cho người lao động trình độ học vấn và kỹ năng để đáp ứng các tiêu chuẩn phúc lợi hiện hành; Công nghiệp hỗ trợ áp dụng các hệ thống và thông lệ phúc lợi chất lượng cao.
Ngành công nghiệp cam kết thực hiện ‘năm lĩnh vực phúc lợi động vật’, một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về sức khỏe và phúc lợi động vật tối ưu. Năm lĩnh vực là dinh dưỡng, môi trường, sức khỏe, hành vi và trạng thái tinh thần. Kể từ năm 2017, tất cả các nhà sản xuất thịt đỏ của Úc đã được yêu cầu xác nhận rằng họ quản lý, xử lý và đối xử thích hợp với vật nuôi trong quá trình chăm sóc của họ để đảm bảo duy trì sự thoải mái và chất lượng cuộc sống, tuân thủ các Tiêu chuẩn và Hướng dẫn Phúc lợi Động vật của Úc. Ngành công nghiệp thịt bò Úc ủng hộ việc sử dụng giảm đau trong các quy trình chống đối không thể tránh khỏi và mong muốn 100% sử dụng giảm đau cho các quy trình này vào năm 2030. (Nguồn)
2. Quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi theo Luật chăn nuôi như thế nào?
Theo
– Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi: đối với từng loại vật nuôi, cần có các cơ cấu chuồng trại khác nhau, gia súc, gia cầm cần có chuồng trại phù hợp để vật nuôi phát triển.
– Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh: một khía cạnh nhân đạo thể hiện ở việc chăm sóc vật nuôi, thiết yếu nhất là thức ăn và nước uống cần tuân thủ quy định về vệ sinh cho vật nuôi.
– Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y: trong quá trình chăn nuôi, vật nuôi không tránh khỏi nhiễm bệnh, người chăn nuôi cần phải trị bệnh cho vật nuôi theo kiến thức thú y hoặc theo hướng dẫn của thú ý.
– Yếu tố quan trọng trong đảm bảo nhân đạo đối với vật nuôi là không đánh đập, hành hạ vật nuôi. Vật nuôi là các động vật mang lại lợi ích cho con người, do đó không thực hiện những việc mang tính hành hạ vật nuôi.
Đây là những nguyên tắc cơ bản nhất về đối xử nhân đạo trong chăn nuôi, ngoài ra việc đối xử nhân đạo còn được thể hiện trong việc vận chuyển vật nuôi. Tại Điều 70 Luật chăn nuôi 2018 thì đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển yêu cầu các tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
– Trong quá trình thực hiện các khâu chăn nuôi, từ di chuyển giống vật nuôi, chuyển chuồng trại, đưa đi tiêu thụ đều cần phải vận chuyển vật nuôi. Quá trình vận chuyển này cần phải sử dụng phương tiện vận chuyển, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi. Đây là chế độ nhân đạo đối với vật nuôi, cần phải được thực hiện đúng, tránh việc vận chuyển chồng chất các loại vật nuôi lên nhau.
– Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi: đây là nhu cầu thiết yếu đối với vật nuôi, do đó vật nuôi cần được cung cấp những nhu cầu này.
– Không đánh đập, hành hạ vật nuôi: Như nguyên tắc nhân đạo ở Điều 69 Luật chăn nuôi 2018 vừa nêu ở trên thì một nguyên tắc cần đảm bảo là không đánh đập hành hạ vật nuôi, hành vi đánh đập hành hạ vật nuôi là hành vi vô nhân đạo.
Quá trình giết mổ vật nuôi là một trong những khâu để tiêu thụ vật nuôi, đưa sản phẩm chăn nuôi ra thị trường, chế biến vật nuôi thành các sản phẩm để tiêu thụ. Điều 71 Luật chăn nuôi 2018 quy định về nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ, cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
– Cơ sở giết mổ vật nuôi phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh, việc này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho các sản phẩm được tạo ra từ vật nuôi; cơ sở giết mổ vật nuôi phải cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ, tránh việc hành hạ vật nuôi trước khi giết mổ.
– Tuy việc giết mổ sẽ kết thúc vòng đời của vật nuôi nhưng cơ sở giết mổ vật nuôi cũng cần hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
– Để tránh các hành vi giết mổ dã man, cơ sở giết mổ vật nuôi cần có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ, thông thường chúng ta thường thấy cách gây ngất vật nuôi bằng điện; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ gây ảnh hưởng đến các đồng loại.
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác được quy định tại Điều 72 Luật chăn nuôi thì ngoài việc vật nuôi trở thành sản phẩm của ngành chăn nuôi thì vật nuôi còn được sử dụng để nghiên cứu các hoạt động khoa học, do đó mà vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo, không được thực hiện các hoạt động nghiên cứu có hành vi dã man, hành hạ vậy nuôi. Các cơ sở nghiên cứu khoa học cần đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến quy định nhân đạo đối với vật nuôi.