Điều kiện sản xuất phân bón? Thủ tục xin cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ?
Đối với nông nghiệp, phân bón có vai trò và nghĩa quan trọng. Sản xuất phân bón hữu cơ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cần được Nhà nước cấp phép. Hiện nay, phân bón hữu cơ đang được sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp và việc sản xuất phân bón hữu cơ phải đáp ứng những điều kiện nhất định được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Vậy, sản xuất phân bón hữu cơ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định ra sao và có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về điều kiện và thủ tục xin cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ.
Dịch vụ Luật sư
1. Điều kiện sản xuất phân bón:
Để được sản xuất các loại phân bón hữu cơ thì các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây, cụ thể:
Đầu tiên, các doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân:
Để đảm bảo điều kiện về tư cách pháp nhân, chủ thể đứng ra xin cấp phép đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải là các doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào quy mô phát triển và từng loại hình của doanh nghiệp mà các chủ thể có thể lựa chọn thành lập, bao gồm các mô hình sau đây:
– Thứ nhất: Doanh nghiệp tư nhân.
– Thứ hai: Công ty hợp danh.
– Thứ ba: Công ty cổ phẩn.
– Thứ tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên).
Đáp ứng điều kiện về đất đai dùng làm nhà xưởng sản xuất:
– Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng diện tích đất được sử dụng để làm nhà xưởng sản xuất phải là các loại đất sau đây, cu thể: đất ở; đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất kinh doanh.
– Tiếp theo, cần phải đảm bảo về quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp là hoàn toàn hợp pháp: diện tích đất được sử dụng để làm nhà xưởng sản xuất phải thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của doanh nghiệp, được chứng minh bằng các tài liệu như sau:
+ Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu là đất của công ty.
+ Hoặc cần có hợp đồng thuê địa điểm hợp pháp (hợp đồng phải có công chứng, chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của chủ sử dụng hiện tại trong trường hợp thuê địa điểm.
– Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất sản xuất cũng như dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón mà doanh nghiệp dự định đầu tư.
Đáp ứng các điều kiện về dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón:
– Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng quy trình công nghệ đối với từng loại phân bón khác nhau.
– Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa phải đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Đối với máy móc thiết bị cần có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 1: nếu máy móc thiết bị doanh nghiệp mua của các đối tác và doanh nghiệp khác chuyên cung cấp máy móc, thiết bị trong lĩnh vực phân bón thì những hồ sơ kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh doanh nghiệp sẽ yêu cầu phía đối tác cung cấp.
Trường hợp 2: nếu máy móc thiết bị do chính doanh nghiệp sản xuất và cung ứng luôn thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh và cung cấp những hồ sơ này.
Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất:
– Các doanh nghiệp cần có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt. Nguyên liệu đầu vào và thành phẩm phải có khu vực tập kết khác nhau đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để đảm bảo rằng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm với chất lượng tốt nhất.
– Các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ cần có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng.
– Ngoài ra, cần có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất.
Nếu doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ tự xây dựng phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng phân bón sau khi sản xuất ra thì phòng thử nghiệm này phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo quy định.
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện xây dựng phòng thử nghiệm riêng thì phái có
– Một điều kiện nữa là cần có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập. Doanh nghiệp sẽ tự xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho từng loại phân bón riêng biệt mình sản xuất ra sao cho phù hợp với ISO 9001 hoặc những hệ thống quản lý chất lượng khác tương đương.
Đáp ứng điều kiện về nhân sự:
Đối với người trực tiếp quản lý, điều hành việc sản xuất phân bón cần phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau đây:
– Về lĩnh vực trồng trọt.
– Về bảo vệ thực vật.
– Về nông hóa thổ nhưỡng.
– Về nông học.
– Về hóa học.
– Về sinh học.
Đáp ứng các điều kiện về nước dùng trong sản xuất phân bón:
Nước dùng có vai trò quan trọng trong sản xuất phân bón.
Trong qua trình thực hiện sản xuất phân bón, nước dùng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo chuẩn quy định về nước sản xuất và phải có Phiếu kiểm định nước đạt tiêu chuẩn của những cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm định nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường:
Vệ sinh môi trường tại khu vực sản xuất phân bón và những khu vực lân cận phải được đảm bảo vệ sinh theo quy định của pháp luật.
Đối với những loại rác thải rắn, doanh nghiệp phải tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định và phải có hợp đồng thu gom rác thải với công ty có chức năng về môi trường để tiến hành việc thu gom.
Ngoài ra đối với nước thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường thì để tránh gây ô nhiễm, doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sao cho phù hợp với quy mô và phải có
Đáp ứng các quy định về quy trình công nghệ sản xuất:
Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
Điều kiện về nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón:
– Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất.
Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
2. Thủ tục xin cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ:
2.1. Thành phần hồ sơ:
Để các doanh nghiệp xin được Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ, giầy tờ đầy đủ bao gồm:
– Thứ nhất: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
– Thứ hai: Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón;
– Thứ ba: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực).
– Thứ tư: Hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với địa điểm dùng làm nhà xưởng sản xuất, bao gồm một trong số các loại giấy tờ như sau:
+ Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu là đất của doanh nghiệp.
+ Hợp đồng thuê địa điểm nhà xưởng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của chủ sử dụng đất hiện tại.
– Thứ năm: Phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
– Thứ sáu: Hồ sơ nhân sự của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất, bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
+ Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu.
+ Bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên của một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
+
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú.
+
– Thứ bảy: Phiếu kiểm định nước đạt tiêu chuẩn về nước sản xuất theo quy định của pháp luật.
– Thứ tám: Hồ sơ chứng minh đảm bảo đủ điều kiện về môi trường, bao gồm các loại văn bản, giấy tờ sau:
+ Hợp đồng thu gom rác thải rắn với các tổ chức có chức năng về môi trường.
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
+ Hoặc Giấy xác nhận đăng ký
+ Hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
– Thứ chín: Hồ sơ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy bao gồm một trong số các loại giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
+ Phương án chữa cháy của cơ sở.
– Thứ mười: Hồ sơ chứng minh phòng thử nghiệm phân bón, bao gồm một trong số các loại giấy tờ sau:
+ Quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón;
+ Hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định.
– Cuối cùng là hệ thống quản lý chất lượng do doanh nghiệp tự xây dựng.
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
2.2. Thẩm quyền:
Các tổ chức, cá nhân cần gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ đến Cục trồng trọt qua các hình thức sau đây:
– Thứ nhất, đường bưu điện.
– Thứ hai, gửi trực tiếp cho Cục Trồng trọt.
Đối với trường hợp nộp trực tiếp, Cục Trồng trọt sẽ trả lời ngay về tính hợp lệ của hồ sơ.
Trong trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chỉnh sửa hoặc bổ sung.
2.3. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.