Thuốc lá điện tử hay vape, pod là các thiết bị điện tử chạy bằng pin, dùng các loại tinh dầu có chứa nicotine hoặc các chất hóa học khác, tạo cho người hút những trải nghiệm tương tự việc hút thuốc lá thông thường. Vậy quy định về điều kiện kinh doanh thuốc lá điện tử hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện kinh doanh thuốc lá điện tử:
1.1. Thế nào là thuốc lá điện tử?
Thuốc lá điện tử có thể hiểu là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp khí cho người sử dụng hít vào.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP, có giải thích cụ thể :
– “Lá thuốc lá” đó là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
– “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được thực hiện sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.
Như vậy, với tính chất có chứa nicotine và cách sử dụng là hít vào, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP
2.2. Điều kiện kinh doanh thuốc lá điện tử:
Sản phẩm thuốc lá điện tử được xem như một sản phẩm thuốc lá, vì vậy việc kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.2.1. Điều kiện cấp giấy phép buôn bán sản phẩm thuốc lá điện tử:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:
- Là doanh nghiệp sẽ được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi bổ sung 2018.
- Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải được xác định từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên).
- Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp về sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
2.2.2. Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:
- Thương nhân phải được thành lập theo quy định của pháp luật
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 được sửa đổi bổ sung 2018.
- Có văn bản giới thiệu của các thương nhân về việc phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
Như vậy, căn cứ theo quy định nên trên thì thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.
Đối với các hành vi bán chui thuốc lá điện tử mà không có giấy phép kinh doanh đều có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép:
2.1 Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.
Đối với trường hợp không có giấy phép kinh doanh mà vẫn cố ý kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử hoặc kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc có thể bị xử phạt hành chính thực hiện theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu như sau:
- Dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao) thì sẽ bị phạt 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
- Từ 50 bao đến dưới 100 bao thì sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng
- Từ 100 bao đến dưới 300 bao thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng
- Từ 300 bao đến dưới 500 bao thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng
- Từ 500 bao đến dưới 1000 bao thì sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng
- Từ 1000 bao đến dưới 1200 bao thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng
- Từ 1200 bao đến dưới 1500 bao thì sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng
- Trên 1500 bao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm, mức xử phạt gấp 02 lần đối với cá nhân.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh:
Người kinh doanh thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh hoặc thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc ngoài ra vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt lên đến 15 năm tù.
3. Thuốc lá điện tử có được coi là một dạng sản phẩm thuốc lá hay không?
Cheo khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Sản phẩm thuốc lá được hiểu là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi.
- Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần I Tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1751/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
- Trong những năm gần đây, nhiều loại thuốc lá mới đã được đưa ra thị trường, trong đó bao gồm: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các loại khác (thuốc hít, nhai…).
- Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng được xác định là hai loại sản phẩm thuốc lá mới có xu hướng sử dụng gia tăng và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là ở giới trẻ. Các sản phẩm này hiện không được quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chưa được phép nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam.
- Thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems – ENDS), còn được gọi tên khác như E-cigarette hay Vape, được hiểu là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho ngườidùng hít vào.
- Theo đó, thuốc lá điện tử được hiểu là một sản phẩm mô tả thuốc lá truyền thống để sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp khí cho người sử dụng hít vào phổi.
Như vậy theo quy định nêu trên thì thuốc lá điện tử có thể được coi là một dạng sản phẩm thuốc lá.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
– Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi bổ sung 2018
– Nghị định 67/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
THAM KHẢO THÊM: