Biệt thự du lịch hiện nay là một loại hình du lịch được giới trẻ vô cùng yêu thích, nó góp phần phát triển nền du lịch của Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ biệt thự du lịch.
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện kinh doanh đối với biệt thự du lịch:
Pháp luật hiện nay có quy định về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có loại hình kinh doanh biệt thự du lịch. Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của
– Khách sạn;
– Biệt thự du lịch;
– Căn hộ du lịch;
– Nhà nghỉ du lịch;
– Bãi cắm trại du lịch;
– Tàu thủy phục vụ cho hoạt động lưu trú du lịch;
– Nhà ở có các phòng cho khách du lịch thuê, mượn;
– Các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch khác.
Như vậy có thể nói, biệt thự du lịch là một trong những loại hình của cơ sở lưu trú du lịch. Để có thể kinh doanh dịch vụ du lịch, cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của
– Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự, đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm đối với khách du lịch theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng đầy đủ điều kiện tối thiểu về các cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ trong quá trình phục vụ khách du lịch. Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề này.
Như vậy có thể nói, để có thể kinh doanh dịch vụ biệt thự du lịch, cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo như phân tích nêu trên.
2. Thủ tục xin phép kinh doanh đối với biệt thự du lịch:
Để có thể kinh doanh dịch vụ biệt thự du lịch, cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục và trình tự xin phép kinh doanh đối với loại hình lưu trú dịch vụ biệt thự du lịch sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân khi đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh đối với loại hình biệt thự du lịch sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin phép kinh doanh biệt thự du lịch sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 50 Luật du lịch năm 2017. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép kinh doanh đối với biệt thự du lịch hiện nay đang được xác định là Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ đề nghị xin phép kinh doanh biệt thự du lịch sẽ bao gồm các loại tài liệu và giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị công nhận hạng mục cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản tự đánh giá chất lượng của các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch theo mẫu phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
– Danh sách người quản lý và danh sách nhân viên làm việc trong cơ sở lưu trú du lịch;
– Bản sao của các chứng chỉ văn bằng, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ, giấy chứng nhận thời gian tham gia làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý và người giữ chức vụ trưởng bộ phận làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch;
– Các tài liệu và giấy tờ khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản, trong văn bản đó nêu rõ yêu cầu sửa đổi và bổ sung, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chủ trì và phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch để tiến hành hoạt động thẩm định, từ đó ra quyết định công nhận hạng mục cơ sở lưu trú du lịch, trong trường hợp không công nhận thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là giấy phép kinh doanh đối với biệt thự du lịch.
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với biệt thự du lịch:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Theo đó, các cá nhân và tổ chức kinh doanh biệt thự du lịch sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ các quyền, nghĩa vụ như sau:
– Tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sẽ có những quyền cơ bản sau đây:
+ Từ chối tiếp nhận khách du lịch nếu như nhận thấy khách du lịch đó có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, khách du lịch có hành vi vi phạm nội qui của các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch, hoặc khi cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch không còn khả năng đáp ứng đối với yêu cầu của khách du lịch đó;
+ Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch đối với các khách du lịch có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có khách du lịch có hành vi vi phạm nội quy của các cơ sở lưu trú du lịch.
– Các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ như sau:
+ Đảm bảo duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật du lịch năm 2017;
+ Niêm yết giá công khai đối với các giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội qui của các cơ sở lưu trú du lịch;
+ Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Thông báo bằng văn bản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên, quy mô, địa chỉ và người đại diện theo pháp luật của các cơ sở đó;
+ Chỉ được sử dụng từ “sao” hoạt hình ảnh Ngôi sao để quảng cáo cho các hạng mục kinh doanh trong cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng mục tại cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch đó;
+ Thực hiện chế độ báo cáo và thống kê, kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
– Tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạ sát có quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo như phân tích nêu trên;
+ Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú dịch vụ và quảng cáo đúng với loại hình và hạng mục đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
+ Duy trì chất lượng của các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch theo đúng loại và theo đúng hạn đã được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: