Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là cá nhân giữ vị trí quan trọng trong khi thành lập cũng như suốt thời gian hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, phải đáp ứng đầy đủ các quy định luật định. Vậy, quy định về điều kiện của giám đốc trung tâm ngoại ngữ được thể hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện của giám đốc trung tâm ngoại ngữ:
Nhu cầu được trang bị những kiến thức về ngoại ngữ đang dần được trở thành một xu hướng phát triển tốt cho người dân Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thì các trung tâm ngoại ngữ cũng được thành lập nhiều hơn và có nhiều cơ hội phát triển mô hình kinh doanh. Trung tâm ngoại ngữ được biết đến là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Trung tâm ngoại ngữ công lập được thành lập và hoạt động được Nhà nước đầu tư thành lập, có thể kể đến Trung tâm ngoại ngữ tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn. Hình thức giảng dạy ngoại ngữ có thể không có sự đồng nhất nhưng về mô hình điều hành hoạt động đều phải có người đứng đầu quản lý hoạt động, mỗi trung tâm ngoại ngữ đều phải bổ nhiệm người đứng đầu trung tâm ngoại ngữ còn gọi là Giám đốc trung tâm ngoại ngữ.
Theo quy định pháp luật hiện nay, Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là cá nhân phải đảm bảo được những tiêu chuẩn nhất định và là một trong những điều kiện bắt buộc để cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp phép hoạt động Trung tâm ngoại ngữ trên thực tế. Có thể kể một số tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc trung tâm ngoại ngữ được ghi nhận tại Điều 6 Thông tư 21/2018/BGD-ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học như sau:
– Thứ nhất, Cá nhân giữ chức danh là Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải là người có nhân thân tốt.
Đánh giá một cách khách quan người có nhân thân tốt là người có tính cách và lối sống sống lương thiện, luôn biết giúp đỡ, hỗ trợ người khác và có ý thức chấp hành tốt pháp luật. Trong suốt thời gian sinh sống không hề có bất kỳ hành động nào vi phạm pháp luật, không có tiền án, tiền sự.
– Thứ hai, Để người Giám đốc trung tâm ngoại ngữ quản lý tốt được trung tâm thành lập thì cần có năng lực quản lý.
Có thể khẳng định người có năng lực quản lý tốt sẽ tỷ lệ thuận với sự am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; đồng thời cá nhân này cũng phải trang bị cho minh những kỹ năng cơ bản của một người quản lý như có khả năng lập kế hoạch, phân chia và quản lý công việc hiệu quả.
– Thứ ba, Giám đốc trung tâm ngoại ngữ có những kiến thức cơ bản trong ngành đào tạo. Theo đó, phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Cụ thể, giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có một trong hai điều kiện sau:
+ Bắt buộc phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ;
+ Cá nhân này cũng cần phải trải qua khóa đào tạo và đã tốt nghiệp đại học bất kỳ chuyên ngành nào và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
– Thứ tư, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thì người Giám đốc trung tâm ngoại ngữ cũng phải đảm bảo:
Theo quy định thì Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải trải qua khoảng thời gian nhất định hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để nâng cao đảm bảo có sự am hiểu về hoạt động đào tạo, giáo dục, phục vụ cho hoạt động quản lý trung tâm ngoại ngữ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ được quy định thế nào?
Giám đốc trung tâm ngoại ngữ giữ vị trí vô cùng quan trọng vì là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy trung tâm ngoại ngữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Nên cá nhân là giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Điều 3 Thông tư số
– Có trách nhiệm trong các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tiến hành giám sát, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ khi trung tâm này được đưa vào hoạt động trên thực tế;
– Việc thành lập và bổ nhiệm nhân sự các trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, các hội đồng tư vấn theo nội quy trung tâm ngoại ngữ cũng được giám đốc trung tâm trực tiếp bổ nhiệm, các cá nhân này nằm dưới sự quản lý của Giám đốc;
– Để đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực thì có thể thực hiện các hoạt động phục vụ việc quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên và học viên của trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan;
– Phạm vi quản lý còn được thể hiện ở các yếu tố như ra quyết định hoặc đề nghị việc khen thưởng, kỷ luật phân minh đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;
– Cá nhân là Giám đốc trung tâm còn hỗ trợ, đảm nhiệm việc quản lý tài chính và tài sản của trung tâm ngoại ngữ theo quy định của cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ và theo quy định của pháp luật;
– Học viên sau khi tham gia vào khoá đào tạo tại trung tâm ngoại ngữ nếu đảm bảo chất lượng đầu ra thì sẽ được cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức và chứng chỉ hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. Trường hợp này sẽ được giám đốc trung tâm cấp sau khi đã xem xét và tổ chức cuộc thi đánh giá năng lực để cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Trong hoạt động tổ chức lựa chọn hoặc xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu dạy học đáp ứng nhu cầu của người học cũng cần được cá nhân này can thiệp, kiểm soát chất lượng;
– Để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình nên Giams đốc trung tâm cũng được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ và được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Công chức làm giám đốc trung tâm ngoại ngữ có vi phạm pháp luật:
Có thể nói nếu các cá nhân đều được pháp luật ghi nhận tôn trọng và tạo điều kiện để có thể giữ vị trí giám đốc trung tâm ngoại ngữ nếu có đầy đủ điều kiện đã được quy định. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định mà vẫn có những cá nhân bị giới hạn quyền này, cụ thể là đối với các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức. Việc công chức đứng tên là giám đốc của trung tâm ngoại ngữ sẽ vi phạm pháp luật của Việt Nam. Có thể kể đến một số hành vi vi phạm liên quan đến
– Thứ nhất, liên quan đến đâu các quy định về
Theo quy định thì trong lĩnh vực giáo dục, công chức đứng tên là giám đốc của trung tâm ngoại ngữ sẽ vi phạm luật doanh nghiệp bởi đối với các trung tâm này thì về bản chất là có tư cách pháp lý như một doanh nghiệp, được thành lập một cách hợp pháp, có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch và được đăng ký thành lập về mục đích chính là để kinh doanh. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17
– Thứ hai, hành vi cố tình trở thành giám đốc trung tâm khi đang là công chức sẽ vi phạm đến Luật công chức và Luật phòng chống tham nhũng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng thì cá nhân là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ không được thực hiện các hoạt động như thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần cũng như hoạt động của công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong dài hạn nhất định đã được quy định bởi Chính phủ;
Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng cũng đã ghi nhận rằng người có chức vụ quyền hạn được xác định là người được bổ nhiệm, bầu cử, do tuyển dụng từ hợp đồng; cá nhân tham gia hoạt động có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện các nhiệm vụ công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ công vụ đó bao gồm là cán bộ, công chức, viên chức.
Với quy định nêu trên thì công chức là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan đơn vị, nếu là người đại diện đứng tên giám đốc của trung tâm ngoại ngữ sẽ vi phạm quy định của pháp luật và nếu bị phát hiện sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo đúng quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2020 Luật Phòng, chống tham nhũng;
– Thông tư số