Để phân chia các ranh giới địa giới hành chính, người ta thường sử dụng mốc địa giới làm tiêu chuẩn. Vậy mốc địa giới là gì? Quy định quản lý mốc địa giới hành chính như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mốc địa giới là gì?
Mốc địa giới là các điểm đánh dấu đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính theo địa giới hành chính. Mốc địa giới hành chính theo địa giới hành chính là cơ sở pháp lí phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lí dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương
2. Quy định về quản lý mốc địa giới hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi Luật gia một việc như sau: Có ba hộ gia đình ông Thọ, ông Luyện, ông Lợi
– Trước năm 2001 các hộ gia đình này có hộ khẩu và nằm trong địa giới xã Hưng Chính. Sau năm 2001 thực hiện chủ trương đo đạc lại bản đồ địa chính phường Vinh Tân, thành phố Vinh thì cả ba hộ này lại nằm trong địa giới hành chính phường Vinh Tân, tuy nhiên sổ hộ khẩu của 3 hộ trên vẫn ở xã Hưng Chính, mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư và họp xóm từ trước đến nay đều ở xóm 7, xã Hưng Chính.
– Em xin hỏi: đối với 3 hộ này bây giờ thu thuế nhà đất, thu các khoản lệ phí: như an ninh, thủy lợi, các khoản phí thuộc các hội… thì thực hiện ở đâu? nếu trong trường hợp cần báo cho công an để giải quyết các vụ việc thì báo cho công an phường Vinh Tân hay Công an xã Hưng Chính để giải quyết. ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 29 Luật đất đai 2013 về địa giới hành chính:
“1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
… “
Có thể thấy, khi địa phương bạn có sự thay đổi địa giới hành chính của cả 3 hộ dân từ phường Hưng Chính sang phường Vinh Tân để phù hợp với bản đồ địa chính và thuận lợi trong việc quản lý thì trên nguyên tắc, quyền quản lý 3 hộ này sẽ thuộc về phường Vinh Tân. Phường này cần có trách nhiệm vận động, giải thích để cho ba hộ này tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký về thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…để phù hợp với thay đổi của xã.
Về các khoản thu thì sẽ theo bản đồ địa giới hành chính mà thành phố đã quy hoạch lại thì cơ quan có thẩm quyền thu các khoản thuế, phí sẽ do phường Vinh Tân thực hiện. Về các khoản thuế, phí được thu sẽ căn cứ quy định tại Điều 32
“1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất;
h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
… “
Còn đối với khi có sự việc gì phát sinh về an ninh trật tự thì vụ việc xảy ra ở đâu
“1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
…”.
3. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa:
Xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Hoạt động xây dựng được quản lí bởi nhà quản lí hay chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng.
Mốc giới là một điểm mốc được các bên liên quan trong dự án thỏa thuận sao cho sau điểm mốc này mọi thay đổi đều phải được
Khi xây dựng ngoài thực địa thì cần phải cắm mốc giới để thể hiện rõ ràng khoảng mốc giới được phép xây dựng.
Theo quy định tại Điều 44 Luật xây dựng năm 2014 quy định về cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa.
Theo đó việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt.
Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau:
Thứ nhất, tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ mốc giới được phê duyệt.
Thứ hai, tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi đã có nhà đầu tư được lựa chọn.
4. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Như vậy, mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí, di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.