Đề nghị truy tố là gì? Đề nghị truy tố trong Tiếng anh là gì? Quy định về đề nghị truy tố và nội dung quyết định đề nghị truy tố theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?
Quá trình tố tụng hình sự từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án là một quá trình phức tạp, gồm nhiều hoạt động tố tụng được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau. Sau khi có quyết định khởi tố các hoạt động điều tra được tiến hành để thu thập các tài liệu, chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho cơ quan điều tra có một thời hạn nhất định để điều tra vụ án, mà khi kết thúc điều tra, cơ quan này phải ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích các quy định của
1. Đề nghị truy tố là gì?
Trước hết, đề nghị truy tố có thể hiểu sơ bộ là ý chí của cơ quan điều tra tới Viện Kiểm sát khi có căn cứ. Xuất phát từ việc, truy tố là một giai đoạn trong tố tụng hình sự, là việc đưa bị can ra trước tòa án do đó, đề nghị truy tố là căn cứ quan trọn quyết định đến rằng Viện kiể sát có đưa ra quyết định truy tố hay không.
Đề nghị truy tố là hình thức kết thúc điều tra do cơ quan điều tra thể hiện trong bản kết luận điều tra và gửi tới Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Đề nghị truy tố được thể hiện theo thủ tục thông thường được thể hiện trong bản kết luận điều tra, còn đối với thủ tục rút gọn, đề nghị truy tố được cơ quan điều tra thể hiện trong quyết định đề nghị truy tố.
2. Đề nghị truy tố trong Tiếng anh là gì?
Đề nghị truy tố trong Tiếng anh là “Proposal for prosecution“
3. Quy định về đề nghị truy tố và nội dung quyết định đề nghị truy tố theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?
3.1. Đề nghị truy tố theo thủ tục tố tụng thông thường
Nghĩa vụ thực hiện đề nghị truy tố được quy định tại điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó: Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Quy định này cho thấy, thực tế, không phải lúc nào kết thúc điều tra cũng bắt buộc cơ quan điều tra phải đề nghị truy tố, tùy thuộc vào các trường hợp nhất định, căn cứ luật định để cơ quan này tiến hành đưa ra bản kết luận điều tra phù hợp.
Trong trường hợp đề nghị truy tố, bản kết luận điều tra đề nghị truy tố phải đảm bảo các nội dung: diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.
Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Việc giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố với các nội dung trên cho Viện Kiểm sát là cơ sở để Viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định truy tố phù hợp với các căn cứ trong quá trinh điều tra. Việc giao, nhận bản kết luận điều tra được quy định tại Điều 238 như sau:
– Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:
+ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
+ Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
– Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Đề nghị truy tố theo quy định của
“1. Khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố.
2. Kèm theo bản kết luận điều tra có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng có ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng, việc kiện dân sự, biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản, nếu có.”
So sánh quy định tại Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 163
3.2. Đề nghị truy tố theo thủ tục tố tụng rút gọn
Đề nghị truy tố theo thủ tục rút gọn được thể hiện trong văn bản quyết định đề nghị truy tố mà không thực hiện bản kết luận điều tra, cụ thể:
“1. Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố.
Quyết định đề nghị truy tố ghi tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đề nghị truy tố, Cơ quan điều tra phải giao quyết định đề nghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.”
Mặc dù có sự khác nhau trong cách gọi tên, tuy nhiên về cơ bản giữa bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và quyết định đề nghị truy tố có nội dung giống nhau.
So sánh với quy định tại Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, một điểm tích cực được đánh giá ở Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là đã khẳng định “Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố”, đây là điều không được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, điều 321 lại tiến bộ hơn trong việc quy định cụ thể về nội dung quyết định đề nghị truy tố, nghĩa vụ giao quyết định truy tố.