Quy định của pháp luật về đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế?
Ngày nay, đấu thầu dần càng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động này được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như thương mại, xây dưng, điện ảnh, y tế, công nghệ viễn thông, du lịch, y tế,… Vậy đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến : ” Quy định về đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế”
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế.
– Tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định về khái niệm đấu thầu, theo đó, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
– Tùy thuộc vào nội dung công việc phải thực hiện, đấu thầu được phân thành các loại tương ứng: đấu thầu tuyển chọn tư vấn, thiết kế, đấu thầu thi công, xây lắp; đấu thầu mua sắm hàng hóa; đấu thầu thực hiện dịch vụ; đấu thầu chọn đối tác để thực hiện dự án.
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại là một loại đấu thầu tồn tại trên thực tế. Trong thương mại, khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường được tiếp cận trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lý.
Trên phương diện kinh tế, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói chung và đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị nói riêng là một quan hệ kinh tế khách quan, ra đời do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa diễn biến trong trạng thái cung lớn hơn cầu.
– Cơ chế thị trường không đòi hỏi bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào giữa nhà sản xuất và khách hàng, tiếp xúc giữa họ là gián tiếp thông qua giá cả và việc bán hàng. Khi một chủ thể nào đó có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì cũng là lúc có rất nhiều người có khả năng đáp ứng nhu cầu đó, vì vậy, bên mua phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn trong số đó người nào có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thỏa mãn những điều kiện của mình với giá cả hợp lý nhất
– Bản chất của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ hay đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế ở phương diện này cũng giống với các loại đấu thầu khác. Còn trên phương diện pháp lý, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hành vi pháp lý do một nhóm chủ thể đặc biệt trong xã hội – các thương nhân thực hiện và là đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại.
Trước hết, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế là một hoạt động thương mại nên nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó là:
+ Hoạt động đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có tư cách pháp nhân
+ Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;
+ Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa mại được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế trong thương mại còn có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại. Đấu thầu chỉ được tổ chức khi một bên chủ thể có nhu cầu mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với mục đích lựa chọn người cung cấp thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế tốt nhất theo yêu cầu. Kết quả đấu thầu sẽ là cơ sở để các bên thương thảo
Thứ hai, các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ. Bên mời thầu có nhu cầu mua thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế còn bên dự thầu là thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Nếu đấu thầu thành công, các bên ký kết được hợp đồng, thì bên dự thầu sẽ trở thành bên mua, bên mời thầu sẽ trở thành bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại.
Thứ ba, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế là một quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu. Sở dĩ có đặc điểm này là vì xuất phát từ bản chất của đấu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán nên trong mỗi gói thầu phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càng tốt giữa những người có năng lực bán hàng, thông qua đó, người mua có thể lựa chọn được người bán tốt nhất.
Thứ tư, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế được thực hiện dưới hình thức pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu lập ra, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại… của thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế cần mua sắm, sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, lựa chọn người thắng cuộc để ký kết hợp đồng. Những hồ sơ này chính là những căn cứ pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Thứ năm, đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn tiến hành hoạt động đấu thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấu thầu đều hướng tới một mục tiêu khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó.
– Tại Điều 75
+ Nguyên tắc 1: về mức giá thuốc trúng thầu có mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng, điều kiện giao hàng, bảo quản thuốc và các điều kiện liên quan khác theo quy định của pháp luật.
+ Nguyên tắc 2: Bên nhà thầu trúng thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng.
+ Nguyên tắc 3: Khi cung cấp thuốc thì bên nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế cần phải bảo đảm thuốc đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện hợp đồng từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bàn giao thuốc theo quy định của pháp luật.
+ Nguyên tắc 4: Đối bới những loại thuốc trong nước chưa sản xuất được thì cần phải thực hiện mua sắm tập trung để đảm bảo cân bằng trong quá trình nhập khẩu, xuất khẩu, tránh tình trạng nhập siêu (trừ những loại thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá).
+ Nguyên tắc 5: Hình thức lựa chọn nhà thầu đối với những gói thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế : đối với những gói thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế có quy mô nhỏ nhưng mặt hàng thuốc cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì có thể áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cũng như gói thầu mua sắm hàng hóa thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư y tế thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trang thiết bị y tế:
+ Bên cạnh việc áp dụng những quy định của pháp luật về đấu thầu thì khi đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế thì khi xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đơn vị phải chuẩn bị những loại giấy tờ, thủ tục như sau:
(1) Thực hiện việc phân nhóm trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật để nhằm phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử dụng và nguồn kinh phí.
(2) Việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị y tế phải được căn cứ vào yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử dung để xây dựng yêu cầu kỹ thuật của trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.
(3) Yêu cầu nhà thầu cung cấp số phiếu tiếp nhận công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế, số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu phù hợp với trang thiết bị y tế dự thầu theo quy định của pháp luật.
(4) Trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì cần phải có những quy định cụ thể trách nhiệm của nhà thầu trong việc bàn giao, lắp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng, an toàn cho người bệnh và nhân viên sử dụng.