Đấu giá quyền sử dụng đất là hoạt động pháp lý liên quan đến việc sử dụng và quản lý đất đai. Vậy quy định về đấu thầu sử dụng đất ao nuôi trồng thủy sản của Nhà nước như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất:
1.1. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất:
Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định về việc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Giao đất ở tại đô thị, tại nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân.
– Trường hợp 2: Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua.
– Trường hợp 3: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
– Trường hợp 4: Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
– Trường hợp 5: Sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ.
– Trường hợp 6: Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích công ích (đất 5%) để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
– Trường hợp 7: Giao đất, cho thuê đất đối với đất được Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
– Trường hợp 8: Giao đất, cho thuê đất đối với những trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
1.2. Các công việc phải làm khi muốn đấu giá quyền sử dụng đất:
Để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất, cơ quan chức năng có thẩm quyền, cùng các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan phải tiến hành thu hồi quyền sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất.
– Thu hồi quyền sử dụng đất:
+ Thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố đưa ra.
+ Việc ra quyết định thu hồi đất phải tuân thủ đúng theo trình tự thu hồi mà Nhà nước đưa ra như sau: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Sau khi có thông báo thu hồi của cơ quan cấp trên đưa ra, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Đấu giá quyền sử dụng đất được thu hồi:
Sau khi hoàn tất việc thu hồi quyền sử dụng đất, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hướng đến việc đấu giá quyền sử dụng đất. Thực tế, việc đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo một trong hai hình thức: Đấu thầu thực hiện dự án trước khi tiến hành thu hồi đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi đã tiến hành thu hồi.
Cơ quan Nhà nước sẽ dựa vào nhu cầu và tình hình thực tế để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất được thu hồi.
2. Quy định về đấu thầu sử dụng đất ao nuôi trồng thủy sản:
– Theo quy định tại Điều 132
Như vậy, đối với các loại đất sử dụng vào mục đích công ích này, các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có thể tiến hành đấu thầu để sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
– Hoạt động đấu thầu đất nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, cùng các hoạt động pháp lý liên quan khác.
– Ngoài ra, theo quy định của Luật đất đai 2013, thời hạn cá nhân tại địa phương đấu thầu ao nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê thuộc đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã có thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm. Trong trường hợp hết thời hạn thuê, người thuê có thể xin gia hạn, nếu như ủy ban nhân dân xã lấy lại đất thuê để đấu giá thì có thể tham gia đấu giá lần hai.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất để tiến hành đấu giá. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi UBND xã có quyết định thu hồi lại đất đã thuê thì người thuê đất có nghĩa vụ trả lại đất thuê, người thuê đất sẽ được bồi thường các chi phí đầu tư vào đất còn lại theo Điều 76 Luật Đất đai 2013.
Đối với trường hợp bên trúng thầu trong lần đấu thầu mới có quyền sử dụng diện tích đất trúng thầu đó, nếu như người thuê trước vẫn sử dụng và cố tình không trả, bên trúng thầu sau có thể yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế thích hợp buộc người thuê đất phải trả lại đất thuê.
3. Quyền khiếu nại của người dân khi không đồng ý với quyết định thu hồi đất để đấu giá:
Thực tế, đất đai là tài sản của toàn dân, nằm dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước. Tức mọi hoạt động liên quan đến đất đai đều nằm dưới sự quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thu hồi đất là một trong những quyền quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, thu hồi đất được thực hiện khi có Quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi Nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất đai, nhiệm vụ của người dân là tuân thủ theo quyết định thu hồi đó.
Trong thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai, có rất nhiều trường hợp cá nhân, hộ gia đình không đồng ý với quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước. Khi họ thấy rằng việc thu hồi đất là không thực sự cần thiết (mục đích thu hồi đất không chính đáng), việc thu hồi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế và các lợi ích khác của họ, thì người sử dụng đất sẽ hướng đến hành động phản ánh, khiếu nại (không đồng tình với quyết định của Nhà nước).
Xét vào trường hợp người dân không đồng ý với quyết định thu hồi quyền sử dụng đất để đấu giá của cơ quan Nhà nước, thì người sử dụng đất có quyền khiếu nghị, phản ánh bằng cách đề bạt ý kiến của mình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 204 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định thu hồi quyền sử dụng đất để đấu giá, người sử dụng đất có thể hướng đến việc thực hiện các thủ tục để thực hiện khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, trong trường hợp không đồng ý thu hồi đất nông nghiệp để đấu giá, người sử dụng đất có thể thực hiện khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) để được giải quyết. Đây là một trong những phương thức bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất. Trách nhiệm của cơ quan chức năng có thẩm quyền là thụ lý, xem xét và giải quyết yêu cầu khiếu nại của người dân.
Khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất là một trong những quyền cơ bản của người dân, giúp hoạt động sử dụng và quản lý đất đai diễn ra chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.