Việc khai thác, sử dụng khoáng sản cần phải tiết kiệm, hợp lí thì mới đạt được hiệu quả, tránh gây ra lãng phí, làm tiêu hao nguồn tài nguyên hữu hạn. Hệ thống pháp luật hiện hành về đất đai cũng đã ban hành những quy định hết sức chặt chẽ về việc sử dụng đất trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản:
Theo quy định tại Điều 2 Luật khoáng sản 2010 đã đưa ra các định nghĩa sau đây:
– Khoáng sản là một loại khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ trong tự nhiên tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Như vậy, ta nhận thấy, khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống của con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên và các loại tài nguyên khác. Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
– Hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó:
+ Thăm dò khoáng sản là hoạt động được lập ra nhằm mục đích để xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
+ Khai thác khoáng sản là hoạt động được lập ra nhằm mục đích thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động các cá nhân, tổ chức xây dựng các mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản. Theo Luật khoáng sản 2010 đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường).
Thông qua đó, ta hiểu đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản như sau:
Từ các khái niệm được nêu cụ thể bên trên có thể hiểu đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là đất được giao, cho thuê đối với tổ chức, cá nhân thực hiện việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy định của
Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản phải thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như các loại đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm các loại đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 152 Luật Đất đai năm 2013.
2. Đối tượng sử dụng đất, hình thức sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản:
Đối tượng sử dụng đất, hình thức sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Khoản 2, 3 Điều 152 Luật Đất đai năm 2013 với nội dung như sau:
Thứ nhất: Đối với đất để thăm dò, khai thác khoáng sản:
– Đối tượng sử dụng đất để thăm dò, khai thác khoáng sản:
Tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản được xác định là đối tượng được pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng loại đất để thăm dò, khai thác khoáng sản.
Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 152, Luật đất đai 2013.
Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thì đất để thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
– Hình thức sử dụng đất:
Các đối tượng trên sử dụng đất để thăm dò, khái thác khoảng sản theo hình thức thuê đất sau khi có quyết định cho thuê đất của Nhà nước.
Thứ hai: Đối với đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 152 Luật Đất đai 2013 có nội dung như sau:
– Đối tượng sử dụng đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Hình thức sử dụng đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
Nhà nước cho thuê đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất.
3. Quy định về đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản:
Căn cứ tại khoản 3, Điều 152, Luật đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản cần phải tuân theo các quy định cụ thể sau đây:
– Đối với việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản cần có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ
Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, chính bởi vì thế nên khi khai thác cần phải có giấy phép hoạt động để Nhà nước dễ dàng kiểm soát và quản lý đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh.
Khi các cá nhân hay tổ chức thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống xung quanh của con người. Cũng chính bởi vậy, khi sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, người khai thác cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường sống.
– Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong
Trong quá trình thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản các cá nhân, tổ chức cần sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản, tránh gây ra những lãng phí gây ảnh hưởng đến những đối tượng thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản khác.
– Trong trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.
Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất bên trên khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản thì pháp luật nước ta quy định các cá nhân, tổ chức đó không cần phải thuê đất mặt.