Quy định về đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước? Quy định về đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng?
Ngày nay, đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Theo đó sông , ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu… Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng là một loại đất phi nông nghiệp và có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người. Chính bởi vì vậy, để bảo vệ và quản lý một cách hiệu quả, hạn chế thất thoát thì việc sử dụng loại đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước cần phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước:
Theo quy định của pháp luật và dựa vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định cụ thể sau đây:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cho thuê đất sông, ngòi, kênh, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.
Đối với việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng cần phải bảo đảm không được ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định và cần phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ cảnh quan, môi trường. Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng không làm cản trở dòng chảy tự nhiên và không được gây cản trở giao thông đường thủy.
Như vậy, ta nhận thấy, việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải đảm bảo các quy định cụ thể của hệ thông pháp luật hiện hành để việc sử dụng và khai thác đất được hiệu quả. Đặc biệt, pháp luật nước ta rất quan tâm đến việc bảo đảm các điều kiện về tự nhiên và môi trường khi các chủ thể sử dụng hay khai thác đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
2. Quy định về đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng:
2.1. Quy định về đất có mặt nước nội địa:
Hiện nay, ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã sử dụng loại đất có mặt nước nội địa bằng cách dùng diện tích đất có mặt nước để nuôi tôm xuất khẩu, nuôi cá lồng, cá bề kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm đưa lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất.
Theo Điều 139 Luật Đất đai 2013 quy định về việc sử dụng loại đất có mặt nước nội địa cụ thể như sau:
– Ao, hồ, đầm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.
– Ao, hồ, đầm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp.
– Còn đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 47
– Việc sử dụng đất có mặt nước nội địa thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đúng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
– Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cho thuê đất có mặt nước nội địa đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp theo thẩm quyền được quy định cụ thể tại Điều 59 của Luật Đất đai năm 2013.
– Các chủ thể là người được cho thuê đất có mặt nước nội địa cần phải bảo vệ môi trường, cảnh quan và không được làm ảnh hưởng đến mục đích chính của công trình sử dụng đất có mặt nước nội địa.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định cụ thể về việc sử dụng đất có mặt nước nội địa. Việc sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện cụ thể được quy định nêu trên để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể sử dụng loại đất này cũng như đảm bảo hoạt động quản lý việc sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Quy định về đất có mặt nước ven biển:
Đất có mặt nước ven biển là diện tích đất có mặt nước ở những vùng ven biển thường được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối. Khác với đất có mặt nước nội địa, loại đất có mặt nước ven biển thông thường tập trung ở vùng ven biển nên ngoài mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp còn có thể khai thác sử dụng vào mục đích làm muối, sản xuất lâm nghiệp như trồng và bảo vệ rừng phòng hộ chắn
Cơ chế sử dụng đất có mặt nước ven biển:
Luật Đất đai năm 2013 đã đưa ra quy định về cơ chế sử dụng loại đất có mặt nước ven biển cụ thể như sau:
– Đất có mặt nước ven biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp.
– Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển cần được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển phải bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển.
+ Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển phải bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan.
+ Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Như vậy, ta nhận thấy, các quy định về việc sử dụng đất có mặt nước ven biển tương đối chặt chẽ và việc bảo vệ môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái khi sử dụng đất là một vấn đề rất được quan tâm.
Giao, cho thuê đất có mặt nước ven biển:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất có mặt nước ven biển thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 13 và Điều 14 của
Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai năm 2013. Việc xác định thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ phụ thuộc vào đối tượng được cho thuê đất, diện tích đất được thuê.
Đối với các trường hợp dự án đầu tư sử dụng mặt nước biển trong khu vực biển từ ba hải lý trở ra tính từ đường mép nước biển thấp nhất tính trung bình nhiều năm thì thẩm quyền cho thuê mặt biển thực hiện theo quy định của pháp luật về biển.
Thời hạn cho thuê đất có mặt nước ven biển:
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thời hạn cho thuê đất có mặt nước ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người thuê đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất nhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch ngành có liên quan (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng lại thực hiện thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì pháp luật quy định thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm.
Như vậy, ta nhận thấy pháp luật về đất đai cũng đã quy định rất cụ thể về cơ chế sử dụng đất có mặt nước ven biển; giao, cho thuê đất có mặt nước ven biển và thời hạn cho thuê đất có mặt nước ven biển. Việc ban hành các quy định này đã góp phần giúp các chủ thể sử dụng đất nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng đất có mặt nước ven biển, từ đó đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của chính mình. Không những thế, việc ban hành các quy định cụ thể này cũng giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng dễ dàng quản lý đối với các chủ thể sử dụng đất có mặt nước ven biển.