Quy định về danh mục ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Thời điểm có hiệu lực của Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH?
Quy định về danh mục ngành nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm.Thời điểm có hiệu lực của Thông tư
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện nay ở Tổng công ty chúng tôi (NPC) có nhiều trường hợp làm việc nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Thông tư số 36/2112/TT-BLĐTB-XH của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Xin hỏi: Thời gian làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được bổ sung theo Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH thì được tính từ ngày Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH có hiệu lực hay được tính cả thời gian làm nghề này trước đó? Thí dụ: Ông A làm nghề quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp 35kV (trung áp) từ năm 1990 đến nay. Trước ngày Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thì nghề ông A làm không được xếp trong danh mục nghề nguy hiểm…Vậy thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của ông A là bao nhiêu? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/05/2013 quy định về bổ sung các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đối tượng áp dụng của thông tư: Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều 1, Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH và Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.
Mặt khác, Căn cứ Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
"1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về danh mục ngành nghề nặng nhọc: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp này, Thông tư 36/2012/Tt-BLĐTBXH không có quy định gì về vấn đề áp dụng hiệu lực trở về trước của văn bản. Điều đó có nghĩa văn bản chỉ áp dụng với ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bắt đầu từ ngày 01/05/2013.