Quy định về đăng ký giảm trừ gia cảnh. Giảm trừ gia cảnh, đăng ký giảm trừ gia cảnh như thế nào là đúng?
Quy định về đăng ký giảm trừ gia cảnh. Giảm trừ gia cảnh, đăng ký giảm trừ gia cảnh như thế nào là đúng?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gởi luật sư hiện tôi không đi làm (ở nhà trông con, tôi vẫn còn sức và trong độ tuổi lao động), chồng tôi hiện nộp thuế thu nhập cá nhân đang được giảm trừ gia một con nhỏ. Vậy trường hợp này, chồng tôi có thể đăng ký thêm giảm trừ cho tôi được không? mong được luật sư trả lời chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Nghị định 65/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi một số điều tại
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo Điều 19 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012:
Điều 19. Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó cụ thể tại Nghị định 65/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi một số điều tại
Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là:
– Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
– Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
– Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
– Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định là không vượt quá 1.000.000 đồng, bao gồm:
+ Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
+ Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng..
Vậy trong trường hợp này bạn tuy không có nguồn thu nhập nhưng vẫn có sức lao động và nằm trong độ tuổi lao động mà không bị khuyết tật thì không thể đăng ký hưởng giảm miễn trừ gia cảnh thuế của mình cho người chồng được.