Quyền yêu cầu cung cấp thông tin là quyền cơ bản của công dân để có thể tiếp cận thông tin cần thiết. Vậy, Quy định về cung cấp thông tin trong Bộ Quốc Phòng ghi nhận các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Cung cấp thông tin là trong Bộ Quốc phòng là quyền của công dân nhưng phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 và Điều 3 Thông tư
– Các văn bản pháp luật khẳng định rằng mọi công dân đều được trao quyền bình đẳng, sẽ không bị phân biệt đối xử trong khi thực hiện các quyền liên quan đến tiếp cận thông tin;
– Các thông tin được cung cấp cho những đối tượng có nhu cầu hoặc có quyền tiếp cận thông tin phải chính xác đầy đủ;
– Những thông tin khi được đưa đến các cá nhân có nhu cầu được tiếp cận thì phải kịp thời minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân; bên cạnh đó, quá trình này cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo đúng quy định pháp luật;
– Hiện nay, vẫn có trường hợp có thể hạn chế quyền tiếp cận thông tin nhưng phải do luật định trong các trường hợp cần thiết. Có thể kể đến các trường hợp như vì lý do quốc phòng an ninh, quốc gia hoặc để bảo đảm trật tự, an toàn, xã hội cũng như đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng thì hoàn toàn có thể từ chối việc cung cấp thông tin;
– Pháp luật và Nhà nước ta luôn khẳng định rằng quyền tiếp cận của thông tin của công dân là bình đẳng Tuy nhiên cũng vẫn có những giới hạn nhất định nếu hành động tiếp cận thông tin và xâm phạm đến lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác bị ảnh hưởng nếu một cá nhân khác tiếp cận thông tin thì cũng sẽ có thể bị từ chối;
– Việc tiếp cận thông tin không chỉ giới hạn đối với các cá nhân nhất định mà vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho những người khuyết tật, người sinh sống ở các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn để có thể thực hiện quyền này;
– Liên quan đến việc cung cấp các thông tin thì những thông tin này phải được do chính Thủ trưởng cấp mình hoặc cơ quan đơn vị mình tạo ra, trừ những thông tin không được tiếp cận thông tin, được tiếp cận có điều kiện thì khi cung cấp cũng phải đảm bảo được đầy đủ điều kiện mới được đưa thông tin 1 cách công khai;
– Đảm bảo yếu tố chính xác, đầy đủ, kịp thời cũng như trình tự thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật; và việc tiếp cận thông tin nào cũng phải phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp cũng như khả năng của cơ quan đơn vị có thể đáp ứng.
Với quy định nêu trên có thể thấy quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản được nhà nước và pháp luật tôn trọng, tuy nhiên hoạt động cung cấp thông tin cũng như tiếp nhận thông tin cũng phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định thì mới đảm bảo được chất lượng thông tin cung cấp, và tính hợp pháp của các thông tin về cung cấp.
2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đầu mối cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng ra sao?
Việc công khai thông tin tạo điều kiện cho công dân có thể tiếp cận thông tin có thể thực hiện theo các đầu mối Công khai mà theo quy định của điều 6 Thông tư 64/2018/TT-BQP cũng đã ghi nhận rằng những đầu mối công khai thông tin được tồn tại ở các cổng thông tin điện tử trong đó phải kể đến đó là cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng đây được xem là đầu mối công khai thông tin của Bộ Quốc phòng có địa chỉ là http://mod.gov.vn và http://bqp.vn;
Bên cạnh đó đầu mối công khai thông tin cũng có thể được thể hiện trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị là đầu mối công khai thông tin của cơ quan, đơn vị. Các cơ quan đơn vị đầu mối khi tiến hành cung cấp thông tin trong bộ quốc phòng khi thực hiện công khai thông tin trên các hình thức này thì phải có trách nhiệm như sau:
– Tiến hành bố trí người làm nhiệm vụ để hoàn tất việc cung cấp thông tin một cách công khai trên các đầu mối;
– Có trách nhiệm trong việc rà soát kiểm tra và loại bỏ những nội dung thông tin trong văn bản hồ sơ tài liệu thuộc thông tin công dân không được phép tiếp cận và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện theo đúng quy định trước khi tiến hành cung cấp một cách công khai đến tất cả người dân;
– Được yêu cầu cung cấp thông tin của công dân thì có trách nhiệm trong việc tiếp nhận xử lý các yêu cầu này và cung cấp thông tin theo đúng yêu cầu nếu những thông tin này đảm bảo về việc công khai;
– Trong trường hợp công dân tiếp cận thông tin không thể tránh khỏi những trường hợp còn bị khó khăn trong việc tìm hiểu và hiểu đúng với các nội dung đã được cung cấp thì có trách nhiệm giải thích hướng dẫn và thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo đúng trình tự thủ tục;
– Đồng thời phải có trách nhiệm trong việc tiếp nhận trả lời hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan trả lời phản ánh kiến nghị giải quyết những khiếu nại tố cáo của tổ chức công dân về các thông tin được cung cấp của đơn vị cơ quan mình theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu cung cấp thông tin của công dân phải được theo dõi và đôn đốc giải quyết nhanh chóng kịp thời để quản lý được tốt quá trình hoạt động này thì cũng phải có trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cơ quan đơn vị mình
3. Người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin có trách nhiệm thế nào?
Hiện nay các cá nhân được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin thì phải đảm bảo tốt được cái trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ được giao phó căn cứ theo quy định Điều 10 Thông tư 64/2018/TT-BQP thì cá nhân làm nhiệm vụ cung cấp thông tin phải thực hiện cơ bản bốn trách nhiệm như sau:
– Cá nhân làm nhiệm vụ cung cấp thông tin là bên tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của người dân đầu tiên chính vì vậy khi tiếp nhận thì phải tiến hành ghi vào sổ theo dõi công các thông tin theo yêu cầu cũng với đó là có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cấp mình đang quản lý theo đúng quy định;
– Khi được giao phó nhiệm vụ cung cấp thông tin thì phải thực hiện theo đúng hình thức trình tự thủ tục cũng như thời hạn. Các nội dung liên quan đến hình thức thủ tục thời hạn đã được quy định tại Chương 3 Luật tiếp cận thông tin cũng như trong
– Trong phạm vi công việc của mình nếu nhận được yêu cầu công tác thông tin hợp lệ thì phải có trách nhiệm thông báo về thời thời hạn địa điểm hình thức cung cấp thông tin cũng như chi phí thực tế để in sao chụp gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính sách nếu có vào những phương thức, thời hạn thanh toán thực hiện theo mẫu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại phụ lục ban hành kèm theo nghị định số 13 năm 2018;
– Chính vì cá nhân này thường xuyên tiếp xúc đối với các quyền yêu cầu cũng như nhận biết được những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của cho công dân nên có trách nhiệm trong việc nghiên cứu và phân tích các quy định liên quan đến nội dung này cũng như đề xuất kiến nghị về các vấn đề có thể phát sinh trên thực tế và xây dựng báo cáo về tình hình cung cấp thông tin của cơ quan đơn vị mình.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật tiếp cận thông tin năm 2016;
– Nghị định số 13/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin;
– Thông tư số 64/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng: Quy định thực hiện cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng.