Tìm hiểu về nợ công? Tìm hiểu về nợ nước ngoài? Quy định về công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài?
Nợ công, nợ nước ngoài và quản lý nợ công trong giai đoạn hiện nay đang là chủ đề được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn, từ phạm vi toàn cầu đến mỗi quốc gia. Việc công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài có ý nghĩa cũng như đóng góp những vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống. Chính vì thế pháp luật cũng đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về nợ công:
Nợ công được hiểu là các khoản vay của nhà Nhà nước, tổng các khoản vay từ trung ương đến địa phương nhằm sử dụng vào các khoản thâm hụt ngân sách hay nói cách khác thì nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó.
Nợ công được tạo ra từ các khoản vay của Chính Phủ, hiện nay Chính Phủ có hai cách vay nợ bao gồm: Phát hành trái phiếu Chính Phủ và vay trực tiếp. Cụ thể:
– Về phát hành trái phiếu Chính Phủ:
Thông qua các trình tự, thủ tục của pháp luật hiện hành Chính phủ có thể phát hành trái phiếu nhằm huy động ngân sách từ cộng đồng sử dụng vào mục đích đã đưa ra từ trước.
Cách vay nợ này của Chính phủ được coi là có hiệu quả nhanh chóng trong thời gian huy động vốn. Nhưng tùy từng hình thức phát hành trái phiếu ( phát hành trái phiếu nội tệ hoặc phát hành trái phiếu ngoại tệ) mà có những mức rủi ro khác nhau.
– Vay trực tiếp:
Ngoài phương thức vay bằng phát hành trái phiếu thì chính phủ có thể vay nợ trực tiếp của các Ngân hàng thương mại hoặc các quốc gia khác. Hình thức vay này có độ tín cậy tín dụng thấp và có thể chi phối các vấn đề khác trong chính trị.
Trong lịch sử vay nợ của các nước, có rất nhiều trường hợp vì các khoản nợ của mình mà quốc gia đó phải hy sinh nhiều quyền lợi khác liên quan bởi sự phụ thuộc về tín dụng của mình.
Nợ công thực chất chính là khoản nợ do các cơ quan nhà nước vay trong và ngoài nước nhằm trang trải các khoản chi tiêu và góp phần thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Khi đến hạn, các khoản vay này sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi, do đó, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, bản chất của nợ công là sự lựa chọn thời gian đánh thuế hôm nay hay ngày mai, đánh thuế thế hệ này hay thế hệ sau. Xét về xuất xứ nguồn vốn, nợ công bao gồm nợ trong nước (internal debt) và nợ nước ngoài (external debt). Nợ trong nước do người cư trú trong nước nắm giữ, nợ nước ngoài do người không cư trú trong nước nắm giữ.
2. Tìm hiểu về nợ nước ngoài:
Ta hiểu về nợ nước ngoài như sau:
Nợ nước ngoài hay nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số nợ theo hợp đồng chưa được thanh toán mà người cư trú của quốc gia đó có trách nhiệm phải thanh toán cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc kèm (hoặc không kèm) với lãi, hoặc trả nợ lãi kèm (hoặc không kèm) với gốc.
Nợ nước ngoài (external debt) là những khoản nợ từ bên cho vay là nước ngoài, bao gồm ngân hàng thương mại, chính phủ và các tổ chức quốc tế. Các khoản nợ thường phải trả bằng đồng tiền vay ban đầu. Các quốc gia vay nợ kiếm ngoại tệ bằng cách xuất khẩu hàng hoá để đổi lấy đồng ngoại tệ.
– Nợ nước ngoài (external debt) về bản chất chính là những khoản nợ từ bên cho vay là nước ngoài, bao gồm ngân hàng thương mại, chính phủ và các tổ chức quốc tế.
– Quốc gia được coi là rơi vào khủng hoảng nợ nếu quốc gia đó không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài.
– Các khoản nợ nước ngoài có thể đi kèm những điều khoản quản lí quy định bất cứ việc giải ngan các khoản nợ của quốc gia đi vay cần phải báo cáo cho quốc gia cho vay.
Phân loại nợ nước ngoài:
– Phân loại nợ nước ngoài căn cứ vào chủ thể đi vay: Nợ nhà nước (nợ chính phủ): do Nhà nước và các cơ quan của Nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh vay. Các chính phủ thường dựa vào nguồn vốn nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách; Nợ tư nhân: các khoản nợ do các doanh nghiệp tư nhân đứng ra vay không có sự bảo lãnh của nhà nước (các ngân hàng, công tu tài chính, các tổ chức tín dụng khác). Thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng.
– Phân loại nợ nước ngoài căn cứ vào thời hạn cho vay:
+ Nợ ngắn hạn và trung hạn: gồm các khoản vay có thời hạn dưới 3 năm. Các khoản vay này thường chiếm một tỉ lệ nhỏ (khoảng dưới 10% – 20%) trong tổng số nợ vay.
+ Nợ dài hạn: gồm các khoản vay từ 3 năm trở lên và thường chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80 – 90%) trong tổng số nợ.
– Phân loại nợ nước ngoài căn cứ vào hình thức vay:
+ Vay ưu đãi: do chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển cho chính phủ các nước đang phát triển vay vứoi các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn thanh toán, thời hạn ân hạn (khoảng thời gian từ khi kí hiệp định vay bốn đến lần đầu tiên phải trả vốn gốc), và phương thức thanh toán.
+ Vay thương mại: do các tổ chức tín dụng và ngân hàng tư nhân nước ngoài cho chính phủ, doanh nghiệp vay với điều kiện khó khan và phức tạp hơn vay ưu đãi. Thường được thực hiện thông qua các tổ hợp ngân hàng.
– Phân loại nợ nước ngoài căn cứ vào lãi suất cho vay:
+ Vay với lãi suất cố định.
+ Vay với lãi suất biến động.
+ Vay với lãi suất LIBOR.
3. Quy định về công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài:
Thông tư số 126/2017/TT- BTC quy định về việc công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia với nội dung như sau:
– Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo các mẫu biểu công khai thông tin tại Phụ lục V đính kèm Thông tư số 126/2017/TT- BTC, bao gồm:
+ Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia sẽ được Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin theo các mẫu biểu công khai thông tin.
+ Vay và trả nợ của Chính phủ sẽ được Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin theo các mẫu biểu công khai thông tin.
+ Vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh sẽ được Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin theo các mẫu biểu công khai thông tin.
+ Vay và trả nợ trong nước của chính quyền địa phương sẽ được Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin theo các mẫu biểu công khai thông tin.
+ Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia sẽ được Bộ Tài chính thực hiện công khai thông tin theo các mẫu biểu công khai thông tin.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai thông tin về vay và trả nợ của chính quyền địa phương, bao gồm: Vay Ngân hàng phát triển Việt Nam, Tạm ứng ngân quỹ nhà nước; Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; Vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và vay khác của chính quyền địa phương.
Thời hạn các đơn vị lập và gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính cụ thể như sau: Đối với các báo cáo định kỳ hàng quý, các đơn vị lập và gửi báo cáo về Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Đối với các báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm: Các đơn vị gửi báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 31/07 hàng năm. Đối với các báo cáo tình hình thực hiện hàng năm: Các đơn vị gửi báo cáo bằng văn bản về Bộ Tài chính trước ngày 15/02 của năm sau.
Bộ Tài chính tổng hợp các báo cáo về nợ công cũng như nợ nước ngoài báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đồng thời gửi các cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Quản lý nợ công và các quy định liên quan.
Các nội dung công khai thông tin về nợ công cũng như nợ nước ngoài được thực hiện dưới hình thức phát hành Bản tin về nợ công và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Ta nhận thấy rằng, nợ công cũng như nợ nước ngoài trên thực tế chính là giải pháp tất yếu được đặt ra để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước hàng năm và cho đầu tư phát triển. Dưới góc độ pháp lý, việc làm rõ khái niệm nợ công cũng như nợ nước ngoài là vô cùng quan trọng bởi nó tác động đến các cơ quan quản lý và các công cụ quản lý thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quản lý nợ công. Tuy nhiên, hiện nay không có khái niệm thống nhất về nợ công cũng như nợ nước ngoài và các quốc gia khác nhau đưa ra định nghĩa về nợ công cũng như nợ nước ngoài với những hàm ý về chính sách khác nhau. Cũng chính bởi vì thế mà hiện nay pháp luật của một quốc gia cần quy định rõ phạm vi của nợ công cũng như nợ nước ngoài.
Nợ công cũng như nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay đang ở mức rất cao và có xu hướng tăng cao trong khi thâm hụt ngân sách ngày càng nặng nề, đầu tư không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất tăng cao. Điều này khiến cho tình hình nợ công của Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Việc công khai nợ công cũng như nợ nước ngoài thông qua Bản tin của Bộ Tài chính về cơ bản cũng đã được pháp luật quy định nhưng chưa được chi tiết. Cũng bởi vì thế mà nhiều thông tin quan trọng về nợ công cũng như nợ nước ngoài như thông tin về nợ chính quyền địa phương, các khoản nợ tiềm tàng, việc sử dụng và trả nợ các loại nợ công đã không được đề cập trong thông cáo về nợ công.
Bởi vậy, việc giảm minh bạch trong nợ công có thể làm giảm hiệu quả của việc quản lý nợ và cơ chế cảnh báo sớm. Trong khi đó, việc thiếu minh bạch này sẽ cho phép các tổ chức quốc tế và nước ngoài tiếp tục tính toán số liệu về nợ công của Việt Nam theo cách riêng của họ, dẫn đến sự không nhất quán trong thông tin nợ công của Việt Nam, giảm mức xếp hạng tín dụng quốc gia và ngăn cản việc hội nhập kinh tế của đất nước.