Bộ luật lao động 2019 quy định rất chặt chẽ quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tranh chấp lao động cá nhân?
Theo quy định tại Điều 179
Theo đó, tranh chấp lao động gồm hai loại:
– Tranh chấp lao động cá nhân: Đây là dạng tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Tranh chấp lao động tập thể: Đây là dạng tranh chấp liên quan đến quyền lợi trong quan hệ giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động phải được giải quyết trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động; và phải được giải quyết một cách công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
2. Quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Khi phát sinh các tranh chấp lao động cá nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
– Hội đồng trọng tài lao động.
– Hòa giải viên lao động.
– Tòa án nhân dân.
2.2. Những trường hợp tranh chấp phải thông qua hòa giải viên lao động:
Căn cứ Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, các tranh chấp lao động cá nhân trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết phải tiến hành thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.
Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp sau sẽ không bắt buộc phải hòa giải:
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
– Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
– Các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, pháp luật về bảo hiểm y tế, pháp luật về việc làm,…
– Tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Quy trình giải quyết hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động:
Khi nhận được yêu cầu thực hiện hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải trong thời gian là 05 ngày làm việc.
Thành phần tham dự cuộc họp hòa giải phải có mặt của các bên tranh chấp. Lưu ý các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia.
Trong phiên hòa giải, trách nhiệm của hòa giải viên phải thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Phiên hòa giải sẽ có các kết quả như sau:
+ Hòa giải thành: hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Nội dung của biên bản bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
+ Hòa giải không thành: hòa giải viên lao động phải đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
Nếu như phương án đó được các bên chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành.
Nếu như phương án đó các bên không chấp nhận thì sẽ là hòa giải không thành. Hòa giải viên sẽ có trách nhiệm lập biên bản hòa giải không thành và có đầy đủ chữ ký của các bên.
Khi một trong các bên bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập cũng sẽ lập biên bản hòa giải không thành.
2.3. Trường hợp nào giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động:
Nếu thuộc trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải viên lao động hay trong trường hợp hết thời hạn hòa giải viên lao động hoặc trường hợp hòa giải không thành thì trên cơ sở đồng thuận các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
Khi có yêu cầu của các bên tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp trong thời gian là 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tiếp theo, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Thời hạn giải quyết là 30 ngày, tính từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập.
Lưu ý: Khi có quyết định của Ban trọng tài mà một trong các bên không thi hành thì các bên có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Căn cứ Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
– Đối với trường hợp yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân: 06 tháng, tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Đối với trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 09 tháng, tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Đối với trường hợp khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết: 01 năm, tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Lưu ý: khoảng thời gian gặp phải sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn sẽ không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nếu như có căn cứ, cơ sở chứng minh.
4. Thủ tục khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân ra Tòa án:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện vụ án lao động bao gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) của người khởi kiện.
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có).
– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, quyết định chấm dứt hợp động lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo nghỉ việc,…
– Biên bản hòa giải không thành (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi bị đơn có trụ sở chính. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản về chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc để giải quyết tranh chấp.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lưu ý: án phí giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án:
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch:
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 2.000.000.000 đồng | 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
(căn cứ
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật lao động năm 2019.
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.