Quy định về cơ cấu hệ thống tổ chức của Kiểm toán nhà nước? Trách nhiệm của Tổng kiểm toán nhà nước?
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống khối các cơ quan nhà nước, cơ quan trực thuộc đơn vị đều được phân chia cơ cấu hệ thống tổ chức rất rõ ràng từ cấp trên đến những cơ cấu giúp việc cấp dưới. Đối với cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước cũng vậy, cũng được luật quy định rất rõ ràng tại Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 được sửa đổi năm 2019.
1. Cơ cấu hệ thống tổ chức của Kiểm toán nhà nước?
Cơ cấu hệ thống tổ chức của Kiểm toán nhà nước được Luật Kiểm toán năm 2015 sửa đổi năm 2019 quy định bao gồm nhiều chức danh khác nhau tương ứng với từng nhiệm vụ và quyền hạn như: Tổng kiểm toán, phó tổng kiểm toán, Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng, phó Kiểm toán trưởng.
Thứ nhất là Tổng kiểm toán trưởng:
Tổng Kiểm toán Nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người lãnh đạo cao nhất của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Trước đây khi Luật Kiểm toán nhà nước chưa ra đời thì Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ, chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được ban hành và có hiệu lực thì pháp luật đã quy định cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội.
Theo đó, vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu theo sự đề cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là 05 năm và đối với người có năng lực, đảm nhiệm tốt vai trò và nhiêm vụ ủa mình có thể được bầu lại tiếp tuc giữ chức vụ nhưng không quá 2 nhiệm kỳ. Sửa đổi này được đưa ra nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách nhà nước chi tiêu khách quan và độc lập hơn ngoài ra còn kiểm soát những hành động trái với pháp luật như lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng mang lợi ích cho cá nhân.
Tại Điều 12 của Luật Kiểm toán nhà nước đã quy định về chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước, dựa theo nội dung điều luật có thể thấy:
Tổng Kiểm toán nhà nước được ác định là người có vai tro giưu chức vụ đứng đầu Kiểm toán nhà nước, thực hiện toàn bộ kế hoạch và là người phải đứng ra chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước rong nhiệm ky của mình.
Chức vụ Tổng Kiểm toán nhà nước khi Luật kiểm toán nhà nước ban hành và có hiệu lực đã quy định người đảm nhiệm do Quốc hội bầu, trong đó có miễn nhiệm và bãi nhiệm cũng xét theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Và pháp luật đã quy định đối với nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội được phép bầu lại tuy nhiên vẫn hạn chế trong việc không thể vượt quá 02 nhiệm kỳ.
Thứ hai, đối với chức danh phó Tổng kiểm toán nhà nước: được quy định tại Điều 15 Luật kiểm toán Nhà nước năm 2014 được sửa đổi năm 2019 như sau:
“Điều 15. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.” .
Từ nội dung điểu luật trên có thể thấy rằng chức danh Phó Kiểm toán nhà nước không phải do Quốc hội bầu cử giống như Tổng kiểm toán mà do chính người cá nhân giữ chức vụ Tổng kiểm toán đề nghị lên Ủy ban thường vụ quốc hội để bổ nhiệm, trong quá trình đảm nhiệm chức vụ mà xét thấy người giữ chức vụ không hoàn thành được công việc hay có những hành vi trái với quy định cấm trong ngành nghề hay có một số lý do khác thì Tổng kiểm toán cũng là người đưa ra đề nghị miễn nhiệm, cách chức của người giữ chức vụ đó.
Về công việc đối với Phó Tổng kiểm toán nhà nước là giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công chỉ đạo. Nếu Tổng kiểm toán nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì Phó Tổng kiểm toán phải chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của mình trước Tổng kiểm toán nhà nước bởi lẽ khi nhận công việc phân công từ cơ quan, người lãnh đạo cấp trên thì buộc người thự hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình đối với người lãnh đạo đó.
Thứ ba là tổ chức của Kiểm toán nhà nước được quy định tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm khối Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành. Ngoài ra Kiểm toán nhà nước còn được chia ra theo 03 hình thức tương ứng với nhiệm vụ quản lý khác nhau như Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.
Pháp luật đã quy định đối với khối văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập khi thành lập ra phải có tài khoản và con dấu riêng biệt để cơ quan quản lý dễ dàng phân biệt và quản lý một cách thuận tiện hơn cũng như khi có con dấu và tài khoản riêng biệt giúp tăng độ uy tín đối với đơn vị.
Về số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước sẽ do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước bởi lẽ toàn bộ cơ quan cấp dưới của Tổng kiểm toán nhà nước sẽ phải chịu toàn bộ quyền quản lý.
Thứ tư, là phân chia từ Kiểm toán nhà nước ra 02 chức danh khác đảm nhiệm chức vụ giúp đỡ hoạt động hay còn gọi là giúp việc cho cấp trên đó là Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng được quy định tại Điều 16 Luật Kiểm toán nhà nước như sau:
“1. Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc Kiểm toán nhà nước khu vực.
2. Phó Kiểm toán trưởng giúp việc Kiểm toán trưởng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về nhiệm vụ được phân công.
3. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phải là Kiểm toán viên chính trở lên.
4. Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng.“.
Theo nội dung điều luật trình bày trên ta có thể thấy được rằng trong cơ cấu Kiểm toán nhà nước thì để đảm bảo thực hiện tốt các công việc thì sẽ luôn được phân chia thành nhiều bộ phận giữ chức vụ khác nhau với mục đích hỗ trợ, giúp việc cho chính cấp trên phân công công việc.
Tại đây, chức danh Kiểm toán trưởng được gọi chung cho người đứng đầu Kiểm toán nhà nước còn Phó kiểm toán trưởng là bộ phận giúp việc trực tiếp theo sự phân công và chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của mình với Kiểm toán trưởng . Tương tự vớ chức danh của mình được bổ nhiệm mà người giữ chức sẽ tiếp nhận thực hiện và hoàn thành công việc một cách hoàn thiện nhận có trách nhiệm với chính công việc, nhiệm vụ của mình.
2. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước?
Như chúng ta đã biết, trong cơ cấu hệ thống nhà nước đối với ngành kiểm toán thì đều được chia ra thành nhiều chức danh có trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau nhưng mục đích chung là phối hợp, hỗ trợ giữa các cấp với nhau xây dựng thành hệ thống bao quát toàn bộ các công việc liên quan đến kiểm toán.
Trong các chức danh được bổ nhiệm thì chức danh tổng kiểm toán nhà nước là cao nhất được Quốc hội bầu cử sau khi Luật kiểm toán nhà nước ban hành vậy trách nhiệm của người giữ vai trò Tổng kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như sau:
1. Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật kiểm toán Nhà nước năm 2015.
2. Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng trong cơ quan Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.
5. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
6. Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
7. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Từ nội dung điều luật nêu trên ta có thể thấy trong trách nhiệm của Tổng kiểm toán nhà nước bao gồm cả quyền hạn và nghĩa vụ mà được cơ quan chủ quản bổ nhiệm phân công thực hiện theo đó, việc xây dựng quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và lập báo cáo Quốc hội phải được thực hiện và trình trước khi thực hiện, nếu Quốc hội đưa ra những câu hỏi chất vấn liên quan đến toàn bộ nội dung hay một phần nội dung trong báo cáo thì buộc phải đưa ra câu trả lời ngay tại thời điểm chất vất.
Trong hoạt động kiểm toán nhà nước buộc phải thực hiện theo kỷ luật, kỷ cương bởi đây là cơ quan chủ quan trong hoạt động kiểm tra lại toàn bộ những lĩnh vực liên quan đến công quỹ nhà nước ngoài ra còn cần thực hiện những biện pháp phòng, chống tham nhũng trong cơ quan Kiểm toán nhà nước theo luật phòng chống tha, nhũng đã ban hành. Người giữ vai trò là Tổng kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện trách nhiệm này.
Là người nắm giữ chức vụ cao nhất trong cơ cấu Kiểm toán nhà nước thì đây cũng là người có quyền hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trực thuộc đơn vị nhằm hỗ trợ, giúp việc tạo lập mối quan hệ trong hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên khi xây dựng cơ cấu tổ chức trực thuộc đơn vị cần phải nắm vững một điều là đưa ra những biện pháp biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, trách nhiệm đối với Tổng kiểm toán nhà nước là rất cao bao gồm cả các nhiệm vụ, quyền hạn của mình và xây dựng các kế hoạch, báo cáo trình lên Quốc hội. Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới trực thuộc đơn vị và đặc biệt phải chịu toàn bộ trách nhiệm của mình trước Quốc hội về toàn bộ việc làm của mình.