Giao dịch liên kết là một loại giao dịch được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau. Giao dịch liên kết thường được biết đến trong hoạt động kê khai và tính thuế đối với doanh nghiệp. Trong đó, chi phí lãi vay là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế xác định số thuế của doanh nghiệp. Sau đây là quy định về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là giao dịch liên kết?
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì giao dịch liên kết được quy định là một loại giao dịch được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau. Các bên tham gia vào quan hệ liên kết được xác định là các bên có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc điều hành, kiểm soát cũng như góp vốn của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Theo đó, những trường hợp có đầy đủ 02 yếu tố sau thì được xác định là một giao dịch liên kết:
– Thứ nhất, các bên tham gia giao dịch có quan hệ liên kết, bao gồm các trường hợp sau:
+ Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
+ Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
– Thứ hai, các giao dịch được xác định là giao dịch liên kết là những giao dịch được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Bao gồm:
+ Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
+ Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác;
+ Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
2. Quy định về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 11 năm 2020 Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết là một loại chi phí được xác định lầ tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này thì chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được quy định chi tiết như sau:
– Thứ nhất, Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:
Trong trường hợp này, tổng chi phí lãi vay sau khi trừ đi các khoản chi phí nêu trên sẽ không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế. Cách tính tổng chi phí lãi vay trong trường hợp này được khái quát lên thành công thức sau:
Tổng chi phí lãi vay được trừ – Lãi tiền gửi / Lãi cho vay ≤ 30% * EBITDA
Trong đó: EBITDA = Tổng lợi nhuận thuần + Lãi tiền vay – Lãi tiền gửi / Lãi cho vay + Chi phí khấu hao
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư số
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…
Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện về khoản chi nêu trên thì doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ nộp thuế để xác định tổng chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết để làm căn cứ tính thuế đối với doanh nghiệp.
Lưu ý: Quy định về tổng chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết có trừ đi các khoản tiền gửi và lãi này không áp dụng đối với các trường hợp được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Cụ thể các trường hợp đó bao gồm:
+ Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
+ Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
+ Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);
+ Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác).
– Thứ hai, Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP đã nêu trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo:
Trong trường hợp này, khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định này đã được nêu ở mục “thứ nhất”. Theo đó, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6
+ Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
+ Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư;
+ Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế…
Như vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể thì chúng ta có thể xác định được chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết. Theo đó, cần lưu ý đối với người nộp thuế là phải kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
3. Nguyễn tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì việc xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết hiện nay được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Thực hiện kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
– Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
– Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định nêu trên và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 11 năm 2020 Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
– Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại