Quy định về chế độ lao động của phạm nhân. Phạm nhân có được quyền lao động trong trại giam. Quyền lao động của phạm nhân.
Quy định về chế độ lao động của phạm nhân. Phạm nhân có được quyền lao động trong trại giam. Quyền lao động của phạm nhân.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em xin ý kiến của luật sư về vấn đề quy định về chế độ lao động của phạm nhân trong Luật thi hành án hình sự 2010, có những vấn đề gì chưa hoàn thiện và giải pháp ra sao. Em xin cám ơn đóng góp của quý luật sư, chúc quý luật sư năm mới an khang, thịnh vượng!!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Luật thi hành án hình sự 2010 thì:
Điều 29. Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
Hiện nay, chế độ lao động của phạm nhân được quy định rõ nét trong luật thi hành án, việc đưa ra các yêu cầu về chế độ, độ tuổi, sức khỏe đều đảm bảo theo yêu cầu của “Bộ luật lao động 2019” theo đó, chế độ nghỉ lao động đối với phạm nhân được thực hiện theo quy định sau:
– Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng, được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo Khoản 1 Điều 115 “Bộ luật lao động 2019”.
– Thời gian lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ có thể làm thêm nhưng không quá 02 giờ trong 01 ngày.
– Trường hợp làm thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Tuy nhiên việc thực hiện công tác quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân đi kèm với chế độ lao động thì có thể quan tâm đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân. Hằng ngày, ngoài giờ lao động và trong các ngày nghỉ chủ nhật, ngày lễ, tết, phạm nhân đều được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện. Do yêu cầu của công tác giam giữ và điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí còn hạn chế, việc đảm bảo các nhu cầu hưởng thụ và hoạt động văn hóa, tinh thần của phạm nhân còn gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, chế độ lao động ngoài quy định tại Luật này còn được bổ sung hướng dẫn tại Nghị định 90/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, những quy định này còn phụ thuộc nhiều vào chinh sách của nhà nước, phụ thuộc vào kinh phí trại giam. Theo đó, có một số giải pháp đưa ra như sau:
– Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân, đưa ra rõ các chế độ về lao động, đặc biệt là lao động nữ, lao động là người cao tuổi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giam giữ, trong đó, quan tâm đến các hạng mục công trình phục vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, như: nhà học tập tập trung, thư viện, khu thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân. Kịp thời trang bị, bổ sung các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao, nghe nhìn, nhất là hệ thống truyền thanh, truyền hình, sách báo thư viện cho phạm nhân.
– Đẩy mạnh các hoạt động sáng tác văn học, biểu diễn văn nghệ trong phạm nhân, tạo sân chơi bổ ích và phát huy những khả năng sẵn có của phạm nhân vào công tác giáo dục và tự giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải tạo phạm nhân.
– Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, thể thao với phạm nhân. Đẩy mạnh việc phối hợp giữa Trại giam với thư viện các cấp để có thêm sách báo cho phạm nhân.
– Bổ sung thêm một số chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đối với phạm nhân nữa đến chu kí hay phạm nhân đã đến tuổi nghỉ hưu.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chế độ đối với phạm nhân là người chưa thành niên
– Chế độ chữa bệnh cho phạm nhân
– Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
– Tư vấn luật hình sự miễn phí