Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và sẽ phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định. Vậy quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp:
Căn cứ Quyết định 01/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp thì chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp đựic quy định như sau:
1.1. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công:
– Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong những lĩnh vực: Pháp y về độc chất, tổ chức học, sinh học, giám định trên hồ sơ; pháp y tâm thần; kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng và văn hóa; xây dựng; tài nguyên và môi trường; thông tin và truyền thông; nông – lâm – ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.
– Mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định sẽ được quy định như sau:
+ Mức 500.000 đồng áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, có mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc là phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm mà thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo ở
+ Mức 300.000 đồng áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định có mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc là phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc trong nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc là phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp vừa nêu trên.
+ Mức 150.000 đồng áp dụng đối với việc giám định không thuộc những trường hợp vừa nêu trên.
– Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền được bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:
Số tiền bồi dưỡng = (Số giờ giám định x mức bồi dưỡng một ngày công)/8 giờ. Trong đó, thời gian, khối lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện giám định theo đúng quy trình thực hiện giám định chuẩn của từng lĩnh vực do các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp quy định.
– Trường hợp thời gian thực hiện giám định vượt quá 8 giờ/ngày thì khi tổng thời gian làm giám định tăng thêm không vượt quá 300 giờ/năm.
– Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức bồi dưỡng được tính bằng 02 lần của mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng với mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định vừa nêu trên. Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định thì mức bồi dưỡng được tính bằng 03 lần với mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng với mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định.
1.2. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc:
– Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với giám định trên người sống và ở trên tử thi trong lĩnh vực pháp y.
– Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định ở trên người sống được quy định như sau:
+ Mức 160.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám chuyên khoa sâu ở những chuyên khoa;
+ Mức 200.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với việc khám tổng quát;
+ Mức 300.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với trường hợp là hội chẩn chuyên môn sâu do người giám định tư pháp là chuyên gia ở các chuyên khoa thực hiện.
– Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng với quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:
+ Mức 600.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng là 48 giờ;
+ Mức 800.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ cho đến 7 ngày;
+ Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết là quá 7 ngày.
– Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng với quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:
+ Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng là 48 giờ;
+ Mức 2.500.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ cho đến 7 ngày;
+ Mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết đã quá 7 ngày;
+ Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết đã quá 7 ngày và phải khai quật.
– Trong trường hợp tử thi được bảo quản theo đúng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được hưởng là 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng với Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định ở trên người sống và mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng với quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên
– Khi thực hiện giám định pháp y về tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng với quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc là ở trạng thái thối rữa tự nhiên mà đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, có mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc là phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm mà thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc là phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc trong danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, các chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật mà có liên quan thì áp dụng mức bồi dưỡng tương ứng như sau:
+ Đối với tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc là ở trạng thái thối rữa tự nhiên: mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.
+ Đối với tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên: mức là 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.
– Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện việc giám định hài cốt được quy định như sau:
+ Mức là 3.000.000 đồng/hài cốt;
+ Mức 4.000.000 đồng/hài cốt trong trường hợp phải thực hiện giám định ở trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B được quy định ở tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc là phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc trong danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, các chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quy định về nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp:
– Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc là vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí ở trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hằng năm, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí bảo đảm chi trả về bồi dưỡng giám định tư pháp. Việc sử dụng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp sẽ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với những vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự do chính đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng, chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
– Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và sẽ phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 01/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.
THAM KHẢO THÊM: