Hiện nay, một số người dân đang có nhu cầu xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Liệu có phải tất cả các trường hợp đều được xét duyệt để cấp lại hay không? Quy định về cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thể nào. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Quy định về cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Chào Luật Dương Gia, ngày xưa ông bà em để lại cho gia đình em một miếng đất có sổ đỏ. Hiện tại, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của gia đình đang bị ố, nhòe, rách, hư hỏng. Nên gia đình em muốn cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, trường hợp này, gia đình em có được cấp mới không ạ? Em cảm ơn ạ!
Chào em, chúng tôi gửi đến em câu trả lời như sau:
Dựa theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 76
– Đối với người sử dụng đất có nhu cầu đổi từ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp nhưng hiện nay đang bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
– Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc nên phải xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
– Quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện đang là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp lại chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng và có yêu cầu cấp đổi.
Như vậy, đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của gia đình đang bị ố, nhòe, rách, hư hỏng của gia đình bạn thì vẫn có thể đến tại cơ quan có thẩm quyền để xin cấp lại
2. Hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định hiện nay thi hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận thực hiện theo Mẫu số 10/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Dưới đây là đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận thực hiện theo Mẫu số 10/ĐK;
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Kính gửi: ….. |
| ||||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn) | |||||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): ….. ….. 1.2. Địa chỉ(1): ….. ….. | |||||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi 2.1. Số vào sổ cấp GCN: …..; 2.2. Số phát hành GCN: …..; 2.3. Ngày cấp GCN …/…/…… | |||||||
3. Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: ….. ….. | |||||||
4. Thông tin thửa đất có thay đổi do đo đạc lại (kê khai theo bản đồ địa chính mới) | |||||||
Tờ bản đồ số | Thửa đất số | Diện tích (m2) | Nội dung thay đổi khác | ||||
4.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp: – Thửa đất số: …..; – Tờ bản đồ số: …..; – Diện tích: ….. m2 – ….. – ….. | 4.2. Thông tin thửa đất mới thay đổi: – Thửa đất số: …..; – Tờ bản đồ số: …..; – Diện tích: ….. m2 – ….. – ….. | ||||||
5. Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp GCN có thay đổi (kê khai theo thông tin đã thay đổi – nếu có) | |||||||
Loại tài sản | Nội dung thay đổi | ||||||
5.1. Thông tin trên GCN đã cấp: – Loại tài sản: …..; – Diện tích XD (chiếm đất): ….. m2; – ….. ….. ….. | 5.2. Thông tin có thay đổi: – Loại tài sản: …..; – Diện tích XD (chiếm đất): ….. m2; – ….. ….. ….. | ||||||
6. Những giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo – Giấy chứng nhận đã cấp; ….. |
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…..ngày…..tháng…năm …… |
II. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Đối với trường hợp cấp đổi GCN do đo vẽ lại bản đồ địa chính) | |
Sự thay đổi đường ranh giới thửa đất kể từ khi cấp GCN đến nay: ….. ….. | |
Ngày …… tháng …… năm ……
| Ngày …… tháng …… năm ……
|
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
….. ….. ….. ….. (Nêu rõ kết quả kiểm tra hồ sơ và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề nghị cấp đổi, cấp lại GCN; lý do). | |
Ngày …… tháng …… năm ……
| Ngày …… tháng …… năm ……
|
(1) Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi kèm theo.
3. Thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Chào Luật sư! Hiện nay Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp nhưng hiện nay đang bị ố, nhòe, rách, hư hỏng do đó nên gia đình em muốn đi xin cấp đổi lại giấy chứng nhận. Tuy nhiên, mẹ em chưa biết sẽ phải đến ở đâu để thực hiện thủ tục này. Rất mong Luật Dương Gia giải đáp ạ!
Chào em, gửi đến em câu trả lời sau:
Tùy vào đối tượng có nhu cầu cần cấp sổ đỏ là ai mà cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ là khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền cấp sổ đỏ cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp để thực hiện việc cấp sổ đỏ.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Đối với những trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình.
Nếu trường hợp là tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao cần tới UBND cấp tỉnh để làm hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ đỏ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Đất đai.