Cải tạo không giam giữ (Probation) là gì? Cải tạo không giam giữ tiếng anh là gì? Quy định về cải tạo không giam giữ? Phạm tội trong thời gian cải tạo không giam giữ?
Vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Nhà nước đang không ngừng hoàn thiện và củng cố hàng rào pháp lý để đảm bảo đời sống kinh tế – xã hội. Trong đó, hệ thống thi hành án hình sự ngày càng được thiết lập chặt chẽ, vừa mang tính chất răn đe vừa mang tính giáo dục cao. Bên cạnh các hình phạt phổ biến như: tử tù, tù chung thân, tù có thời hạn,…Việt Nam cũng tạo điều kiện áp dụng các biện pháp không tước quyền tự do như cải tạo không giam giữ để người phạm tội có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Vậy quy định về cải tạo không giam giữ là gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm này.
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Cải tạo không giam giữ là gì?
Cải tạo không giam giữ được hiểu là một chế định pháp lý được quy định cụ thể trong
2. Cải tạo không giam giữ tiếng anh là gì?
Cải tạo không giam giữ tiếng anh có nghĩa là “Probation”.
Probation is a period of time when a criminal must behave well and not commit any more crimes in order to avoid being sent to prison.
3. Quy định về cải tạo không giam giữ
Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cải tạo không giam giữ như sau:
“1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hằng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật Thi hành án hình sự.”
4. Trường hợp phạm tội trong thời gian cải tạo không giam giữ
Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp trong thời gian cải tạo không giam giữ, người bị kết án tiếp tục phạm tội. Có thể, Tòa án vừa phải áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ vừa áp dụng hình phạt tù. Gặp những trường hợp như vậy, Toà án phải tổng hợp hình phạt tù với hình phạt cải tạo không giam giữ. Việc tổng hình phạt khác loại đã được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) đều được kết án trong một bản án.
Trong trường hợp một người đang phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ mà lại phạm tội mới và bị phạt tù, thì Tòa án chuyển đổi hình phạt cải tạo không giam giữ chưa chấp hành thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù rồi tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017).
Nghiên cứu những quy định về tổng hợp hình phạt cho thấy, về cơ bản Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) đã quy định rõ ràng, tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án thực hiện việc tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc của nhiều bản án trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc tổng hợp hình phạt trong các vụ án hình sự còn xảy ra những vi phạm nghiêm trọng xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án và những quy định đúng đắn của Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017). Trong những năm gần đây, số bản án bị
Một là, thiết lập cơ chế pháp lý để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong hoạt động xét xử hình sự. Trong tiến trình cải cách tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đã học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có nền tư pháp độc lập, dân chủ để gắn trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng với các quyết định tố tụng của họ để nâng cao chất lượng trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó, cần rà soát, kiện toàn, bổ sung ban hành riêng hoặc lồng ghép trong các văn bản pháp luật liên quan những quy định pháp lý gắn trách nhiệm của Thẩm phán, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối với các sai phạm, thiếu sót trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hai là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp tố tụng và giữa cơ quan tố tụng hình sự ở các tỉnh, thành khác nhau. Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua cho thấy diễn biến của tội phạm ngày càng phức tạp, được thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau nên việc phát hiện, điều tra, xử lý cũng được thực hiện bởi cơ quan tố tụng của nhiều tỉnh, thành khác nhau. Do vậy, việc xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cấp tố tụng, các ngành tố tụng và hệ thống cơ quan tố tụng ở các tỉnh thành khác nhau là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử hình sự nói chung và tổng hợp hình phạt nói riêng.
Ba là, kiện toàn và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn pháp luật về tổng hợp hình phạt trong vụ án hình sự. Theo Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) hiện hành thì tổng hợp hình phạt trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 103, 104, bao gồm tổng hợp hình phạt của nhiều tội và tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Mặc dù, các quy định trong hai điều luật trên cũng khá rõ ràng về cách thức tổng hợp hình phạt của nhiều tội và nhiều bản án, song trên thực tiễn lại xảy ra những trường hợp rất khó vận dụng các quy định này. Xét tính chất liên kết tổng thể trong hệ thống các văn bản pháp luật, cần thiết phải ban hành văn bản mới để hướng dẫn đầy đủ hơn, chi tiết hơn các quy định về tổng hợp hình phạt, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Tòa án tổng hợp hình phạt đúng và đầy đủ, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án cũng như đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong xét xử hình sự
Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên. Trong số nguyên nhân dẫn đến các vi phạm, thiếu sót về tổng hợp hình phạt, không thể không kể đến những hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, vì những hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự đúng đắn trong nhận thức và áp dụng pháp luật cũng như khả năng đánh giá, tổng hợp hình phạt của các bản án hình sự. Vì vậy, việc đầu tư, chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chủ thể này dưới các hình thức như: đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm xét xử… là hết sức cần thiết, nhằm đưa ra những giải pháp thống nhất, đồng bộ để khắc phục và hạn chế những vi phạm, thiếu sót về tổng hợp hình phạt trong vụ án hình sự.