Quy định về các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao. Các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao được quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BYT.
Quy định về các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao. Các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao được quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BYT.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Lao là một bệnh do vi trùng, lây chủ yếu bằng đường hô hấp, nghĩa là do hít phải vi trùng lao vào phổi. Bệnh truyền từ người này sang người khác. Vi trùng gây bệnh là trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis và bệnh lao không có tính di truyền.
Trực khuẩn lao không có trong đất mà kho chứa vi trùng lao chủ yếu là những bệnh nhân mắc lao phổi. Những bệnh nhân này thường có những "hang lao", tức là những lỗ lủng trong phổi, có chứa rất nhiều vi trùng lao. Do đó, có thể nhận thấy rằng việc lây nhiễm bệnh lao chủ yếu là do tiếp xúc với người bị bệnh.
Bệnh lao là bệnh có thể điều trị khỏi được tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời gian bắt đầu điều trị, mức độ nhiễm bệnh mà thời gian điều trị bệnh là khác nhau. Bệnh nhân cần phải hiểu và tuân theo những nguyên tắc điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh. Khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh lao, người bị bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao để thực hiện khám và điều trị. Các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao được quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BYT vừa có hiệu lực từ 01/5/2016 vừa qua như sau:
“Điều 4. Các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao
1. Các cơ sở KCB tuyến xã và tương đương theo quy định tại Điều 3 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT (sau đây viết tắt là Thông tư 40/2015/TT-BYT).
2. Các cơ sở KCB tuyến huyện và tương đương bao gồm:
a) Các cơ sở KCB tuyến huyện và tương đương theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT;
b) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng dự phòng có đủ Điều kiện cung cấp các dịch vụ KCB lao theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-BYT ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao;
c) Bệnh viện chuyên khoa lao tư nhân xếp hạng tương đương hạng III, tương đương hạng IV và chưa được xếp hạng tương đương; bệnh viện đa khoa tư nhân được xếp hạng tương đương hạng III, tương đương hạng IV và chưa được xếp hạng tương đương có chuyên khoa lao.
3. Các cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương bao gồm:
a) Các cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT;
b) Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ Điều trị lao kháng thuốc;
d) Bệnh viện chuyên khoa lao tư nhân được xếp hạng tương đương hạng I, tương đương hạng II; bệnh viện đa khoa tư nhân được xếp hạng tương đương hạng I, tương đương hạng II có chuyên khoa lao;
đ) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khoa Lao; Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khoa Lao; Trung tâm Phòng chống lao, Trạm chống lao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.
4. Các cơ sở KCB tuyến trung ương và tương đương bao gồm:
a) Cơ sở KCB theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT;
b) Các bệnh viện, viện chuyên khoa có giường bệnh thuộc Bộ Y tế.”
Do đó, theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BYT trên thì các cơ sở có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao được phân ra làm bốn tuyến, từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo việc phát hiện và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe đối với cuộc sống của người dân.
Ở tuyến xã, cơ sở có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao được quy định bao gồm:
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
2. Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
3. Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
4. Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, mặc dù tuyến xã là tuyến thấp nhất trong bốn tuyến có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao, tuy nhiên, đây là là những cơ sở gần với người dân nhất và nắm bắt được tình hình sức khỏe của người dân nhiều nhất, đồng thời thuận tiện cho việc đi khám và điều trị đối với những người nhiễm bệnh. Do đó, khi có triệu chứng bất thường, người dân có thể đến ngay cơ sở y tế tuyến xã để khám và phát hiện kịp thời.
Ở tuyến huyện, cơ sở có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương.
Đầu tiên, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa; Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực; Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành; Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương; Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương; Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngoài ra, tại điểm b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT còn quy định, tại tuyến huyện còn có Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng dự phòng có đủ Điều kiện cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh lao theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư 02/2013/TT-BYT và Bệnh viện chuyên khoa lao tư nhân xếp hạng tương đương hạng III, tương đương hạng IV và chưa được xếp hạng tương đương; bệnh viện đa khoa tư nhân được xếp hạng tương đương hạng III, tương đương hạng IV và chưa được xếp hạng tương đương có chuyên khoa lao.
Việc xếp hạng bệnh viện được thực hiện trên nguyên tắc đánh giá chấm điểm theo 5 nhóm tiêu chuẩn: Vị trí, chức năng và nhiệm vụ; Quy mô và nội dung hoạt động; Cơ cấu lao động và trình độ cán bộ; Khả năng chuyên môn, hiệu quả chất lượng công việc; Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. được quy định tại Thông tư 23/2005/TT-BYT. Thẩm quyền quyết định xếp hạng bệnh viện cũng được quy định tại thông tư này.
Ở tuyến tỉnh, các cở sở được quy định có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao bao gồm:
a) Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT: Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành; Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II; Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành; Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II; Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
b) Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện có chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ Điều trị lao kháng thuốc;
d) Bệnh viện chuyên khoa lao tư nhân được xếp hạng tương đương hạng I, tương đương hạng II; bệnh viện đa khoa tư nhân được xếp hạng tương đương hạng I, tương đương hạng II có chuyên khoa lao;
đ) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khoa Lao; Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khoa Lao; Trung tâm Phòng chống lao, Trạm chống lao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.
Như vậy, so với quy định về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lao ở tuyến dưới thì ở tuyến tỉnh, phạm vi các cơ sở được mở rộng hơn rất nhiều đồng nghĩa với việc số lượng các cơ sở thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao tăng lên và trình độ chuyên môn trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao cũng được nâng cao.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tại tuyến trung ương, các cơ sở được quy định có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh lao bao gồm:
Cơ sở KCB theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT:
“1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;
2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
3. Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”
Các bệnh viện, viện chuyên khoa có giường bệnh thuộc Bộ Y tế.
Như vậy, nhận biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, khi thấy cơ thể có những triệu chứng của bệnh lao hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh từ người khác, mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh lao theo quy định ở trên để kịp thời phát hiện và điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định khám ở các cơ sở có chuyên môn và điều kiện phù hợp nhất.