Nguyên tắc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai? Quy định về các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả thiên tai?
Như chúng ta đã biết, hàng năm cứ đến mùa mưa lũ thì không thể tránh khỏi việc xảy ra thiên tai, bão lũ đối với những vùng đất khó cải thiện về mặt địa hình như vùng miền trung và Tây bắc. Thiên tai thường xảy ra mạnh mẽ ở hai vùng này gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về cả con người đến thiên nhiên, hàng hóa, hoa màu,…khiến cho đời sống khó khăn. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước buộc phải đưa ra những biện pháp khắc phục hậu quả sau thiên tai để khôi phục đời sống dân sinh.
1. Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai?
Căn cứ theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều đã nêu một số nội dung liên quan trong khắc phục các hậu quả do thiên tai để lại.
Về nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai được quy trong Nghị định tại Điều 14 như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân là người có thẩm quyền quản lý, người có trách nhiệm trong việc xây dựng các nguyên tắc khắc phục hậu quả phải chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.
– Nguyên tắc thứ hai trong khắc phục hậu quả đó la đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng cần được khắc phục bởi lẽ nhiều tường hợp hỗ trợ không đúng đối tượng hay lợi dụng chính bằng cách khắc phục này mà chuộc lợi cho bản thân.
– Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.
Đối với hậu quả do thiên tai gây ra có thể thấy thiệt hại rất nặng, và thường xảy ra ở vùng đất trũng như miền trung thì sẽ bị cuốn trôi hết vật nuôi, hoa màu, còn đối với vùng cao thì bị sạc lở đồi núi ảnh hưởng đến cả tính mạng con người. Chính vì vậy, trong nguyên tắc khắc phục buộc phải ưu tiên hỗ trợ dân sinh sau thiệt hại về vật chất và tinh thần.
– Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn nhưng thiệt hãi đã xảy ra như những công trình kiên cố,…
Như vậy, có thể thấy trong nguyên tắc khắc phục hậu quả do thiên tai để lại buộc phải được thực hiện theo pháp luật quy định để đảm bảo được tính chất, mức độ thiệt hại cũng như công bằng, bình đằng trong các biện pháp hỗ trợ, trannhs tình trạng lợi dung tham nhũng trong khắc phục, cũng như xác định không đúng đối tượng cần thiết hỗ trợ khắc phục thiệt hại.
2. Quy định về các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả thiên tai?
Đối với biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai được quy định và thực hiện theo một trình tự nhất định được quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Thứ nhất, trước khi đưa ra được biện pháp khắc phục buộc phải thống kê, đánh giá thiệt hại theo quy định tại Điều 15. Theo đó:
– Để tính được thiệt hại xảy ra sau thiên tai thì cơ quan có trách nhiệm khắc phục phải tiến hành công tác thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện ngay sau khi thiên tai xảy ra. Các thông tin và tài liệu được cập nhật thường xuyên cho đến khi có báo cáo tổng hợp đầy đủ những thiệt hại đợt thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
– Công tác thống kê thiệt hại được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Luật Phòng, chống thiên tai được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
Thứ hai, xác định nhu cầu cứu trợ của nơi bị thiên tai để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 16. Theo đó cơ quan, tổ chức có trách nhiệm khai thác nhu cầu hồ trợ, cứu trợ của vùng chịu ảnh hưởng như sau:
– Căn cứ vào tình hình thiên tai và thiệt hại, ảnh hưởng của thiên tai đã xảy ra đến các mặt đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng; các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nhu cầu, hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai và khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo.
– Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các bộ, ban ngành được chia ra thực hiện như sau:
+ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm xác định, tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương;
+ Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng;
+ Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, để đáp ứng khối lượng công việc, xác định nhanh chóng tình hình cần thiết hỗ trợ thì tương ứng với mỗi công việc thì mỗi bộ, ban, ngành sẽ đảm nhiệm trách nhiệm tương ứng cùng phối hợp để có thể kịp thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời nhu cầu của vùng chịu thiệt hại. Thông qua khác khối ban ngành trình lên cơ quan có thẩm quyền cao nhất để tiến hành hỗ trợ.
Nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai và khoản 3, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác.
Thứ ba là hỗ trợ về hàng hóa, dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai được quy định tại Điều 18. Đây là một biện pháp khắc phục không thể thiếu đối với nhu cầu của những người dân nơi có vùng bị ảnh hưởng của thiên tai bởi lẽ sau thiên tai để lại thì hàng loạt những thực phẩm của người dân đều không thể dùng được việc hỗ trợ hàng hóa cho người dân như chiếc pháp cứu đói. Những bộ ban, ngành đề xuất và đưa ra những hàng hóa hỗ trợ như sau:
– Hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia: Việc phân phối, hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa dự trữ quốc gia. Có nghĩa là đối với hỗ trợ về hành hóa sẽ có riêng hàng hóa thuộc quyền của quốc gia cung cấp hỗ trợ như lương thực, thực phẩm, vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn…. tùy vào mỗi loại hàng hóa sẽ phân chia ra Bộ quản quản lý tương ứng về trách nhiệm xuất hàng hỗ trợ.
– Hỗ trợ về dân sinh cũng tương ứng là những hàng hóa, thực phẩm cần thiết tuy nhiên cũng phải thực hiện theo chế độ được hưởng.
+ Hỗ trợ về dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;
+ Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai;
+ Mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
– Hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do thiên tai
+ Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình có nhà ở bị thiệt hại do thiên tai theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
+ Mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trường hợp thiên tai gây thiệt hại lớn về nhà ở, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước còn vận động, tuyền truyền ủng hộ hỗ trợ đến người dân vùng chịu ảnh hưởng từ những mạnh thường quân trong nước và nước ngoài về mọi mặt hàng nhưng đa số là hỗ trọ lương thực, thực phẩm cứu đói, nếu do địa bàn xa thì có thể là bằng tiền mặt,…
Như vậy, thông qua những nội dung trên cho thấy, việc đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai để lại được quy định theo pháp luật và trình tự nhất định. Bởi lẽ việc xác định đúng những thiệt hại xảy ra cũng như nhu cầu hỗ trợ của dân sinh là rất khó vì phạm vi ảnh hưởng rất lớn.