Quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu? Xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu?
Hiện nay, việc nhập khẩu phế liệu đang dần được quan tâm ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động là nhiều doanh nghiệp lại lợi dụng việc này mà nhập khẩu những phế liệu, rác thải không giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào nước ta. Vậy đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được pháp luật hiện hành quy định như thế nào và hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu sẽ bị xử lý ra sao? Bài viết sẽ làm rõ những vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
–
–
– Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
1. Quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu?
Vấn đề bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được quy định tại Điều 76
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
– Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu (Bạn đọc có thể tham khảo các phế liệu nhập khẩu của mình có thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hay không tại Quyết định 28/2020/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 24/9/2020).
Bên cạnh điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định:
– Thứ nhất, điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Đối với kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
+ Đối với bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
– Thứ hai, điều kiện về công nghệ xử lý liên quan:
+ Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
+ Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
– Thứ ba, cần ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định.
Theo đó, khoản tiền ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cụ thể như sau:
+ Đối với nhập khẩu sắt, thép phế liệu:
Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
+ Đối với nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu:
Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
+ Đối với nhập khẩu phế liệu không thuộc 2 trường hợp trên: ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
– Thứ tư, phải có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Thứ năm, chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu.
Đặc biệt, từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.
Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).
– Thứ sáu, cần phải ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Theo đó, muốn nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài thì bắt buộc tổ chức, cá nhân phải ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu chứ không được thông qua bất kỳ bên trung gian nào.
Từ những phân tích trên, bạn đọc cơ bản nắm được một số quy định của pháp luật về điều kiện để có thể thực hiện nhập khẩu phế liệu. Vậy trong trường hợp để xảy ra vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu thì phải chịu những chế tài như thế nào? Phần tiếp sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.
2. Xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu?
Việc xử phạt vi phạm các quy định về bào vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với hình phạt chính là phạt tiền.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân còn có thể bị xử phạt bổ sung bằng các hình thức như tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu trong khoảng thời gian nhất định đối với từng trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tái xuất hoặc tiêu hủy, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,…
(Bạn đọc có thể xem thêm tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP)
Tuy nhiên mới đây, Nghị định 55/2021/NĐ-CP đã ra đời và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
– Đối với các hành vi vi phạm trong trường hợp trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử nghiệm sẽ bị phạt từ 130-150 triệu đồng nếu không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường hoặc lưu giữ tại khu vực không đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
– Hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị phạt tiền từ 150-170 triệu đồng; nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 25 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP bị phạt tiền từ 230 triệu đồng đến 250 triệu đồng.
– Phạt từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng nếu nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
Việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh còn có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa bàn.
Thông qua những phân tích của bài viết, bạn đọc đã thể nắm được những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh rơi vào các trường hợp vi phạm để không phải chịu mức hình phạt lớn kèm với việc thực hiện xử phạt bổ sung hay biện pháp khắc phục hậu quả.