Quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Hạn mức chỉ định thầu.
Quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Hạn mức chỉ định thầu.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty cổ phần X hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện có 03 thành viên trong đó Công ty A góp vốn 55%, Công ty B góp vốn 30% và Ông C góp vốn 15%. Ngoài công ty X, ông C còn có 25% vốn góp tại Công ty cổ phần Y hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng điện.
1. Công ty X tham dự gói thầu do Công ty Y là tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thì có vi phạm quy định của Luật đấu thầu 2013 không?
2. Trường hợp Công ty Y mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty A tại Công ty X, sau đó công ty X chỉ định thầu cho Công ty Y thực hiện một gói thầu tư vấn của Công ty X có giá trị 450 triệu đồng thì có vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh theo Luật đấu thầu không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
1. Công ty X tham dự gói thầu do Công ty Y là tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thì có vi phạm quy định của Luật đấu thầu 2013 không?
Điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu thì Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó.
Khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:
"Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu qua tổng đài: 1900.6568
a, Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
b, Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
c, Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham gia dự thầu trong một gói thầu đối với thầu hạn chế;
d, Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên."
Như vậy, C góp vốn 15% tại công ty X và 25% vốn góp công ty Y. Khi công ty cổ phần X tham dự gói thầu do công ty Y tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu là vi phạm quy định pháp luật về Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu quy định tại điểm d) Khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
– Trường hợp Công ty Y mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty A tại Công ty X, sau đó công ty X chỉ định thầu cho Công ty Y thực hiện một gói thầu tư vấn của Công ty X có giá trị 450 triệu đồng là vi phạm điều kiện độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính vì Công ty Y góp vốn là 55%.
Việc Công ty X chỉ định thầu cho Công ty Y là không bảo đảm cạnh tranh theo Luật đấu thầu.