Khái quát về ban kiểm soát của công ty? Quy định về ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Quy định về ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp khá quen thuộc và được sử dung khá rộng rãi hiện nay. Ban kiểm soát là một trong số những bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn, ban kiểm soát sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty thành lập nhằm mục đích chính là để giúp cơ quan này kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành công ty hay trong việc chấp hành pháp luật, điều lệ và các quyết định của cơ quan đó. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định về ban kiểm soát. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về ban kiểm soát của công ty:
– Ban Kiểm soát của một công ty về cơ bản sẽ có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập được lập ra để nhằm mục đích giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty.
– Cơ cấu Ban kiểm soát thông thường sẽ bao gồm các thanh viên sau:
+ Thứ nhất: Trưởng ban Kiểm soát.
+ Thứ hai: Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách.
+ Thứ ba: Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách.
– Đối với các thành viên Ban kiểm soát cần có một số điều kiện cốt yếu, thể hiện trong các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát cụ thể như sau:
+ Thành viên Ban kiểm soát phải từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
+ Thành viên Ban kiểm soát không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc và người quản lý khác. Điểm này sẽ hạn chế các thông đồng hoặc hành vi không chuẩn của thành viên Ban kiểm soát.
+ Thành viên Ban kiểm soát sẽ không được giữ các chức vụ quản lý công ty.
+ Thành viên Ban kiểm soát cũng không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của Công ty.
Như vậy, trên đây là những khái quát cơ bản về nhiệm vụ, điều kiện, cơ cấu thành viên của Ban kiểm soát công ty. Khi thành lập Ban kiểm soát sẽ cần đáp ứng các quy định của pháp luật và cần tuân thủ các nhiệm vụ, điều kiện, cơ cấu được nêu cụ thể bên trên.
2. Quy định về ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Thành lập ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
– Theo khoản 2 Điều 54
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của
– Trong đó, theo Điều 88 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước có nội dung như sau:
“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ doanh nghiệp nhà nước năm giữ trên 50 %vốn điều lệ thì mới bắt buộc thành lập Ban kiểm soát và các công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Còn các trường hợp khác do công ty tự quyết định. Việc thành lập ban kiểm soát cần đáp ứng đúng các yêu cầu của pháp luật.
Theo Điều 65
– Ban kiểm soát được thành lập sẽ có từ một đến năm Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của các Kiểm soát viên không quá năm năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trong trường hợp Ban kiểm soát chỉ có một Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
– Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 168 và Điều 169 của Luật doanh nghiệp năm 2020.
Cụ thể, Khoản 2 Điều 168 quy định: Trưởng Ban kiểm soát sẽ do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên. Đối với việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát – phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Như vậy, Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp năm 2020; Phải được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
Cần lưu ý, ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định cụ thể được nêu trên, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp năm 2020 không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty.
– Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên sẽ được thực hiện tương ứng theo quy định tại các điều 106, 170, 171, 172, 173 và 174 của Luật doanh nghiệp năm 2020.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo Điều 66 luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được quy định như sau:
Công ty sẽ trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sẽ được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong
3. Quy định về ban kiểm soát, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Theo khoản 2 Điều 79
“Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không bắt buộc phải thành ban kiểm soát, trừ công ty có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước.
Trách nhiệm của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Kiểm soát viên phải tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
– Kiểm soát viên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.
– Kiểm soát viên phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Kiểm soát viên phải
– Kiểm soát viên có các trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên:
Theo quy định pháp luật thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chủ sở hữu công ty sẽ quyết định mức tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên. Cũng giống như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong
Ngoài ra thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên có thể do chủ sở hữu công ty chi trả trực tiếp theo quy định tại Điều lệ công ty.